Kinh nghiệm luôn là yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng quyết định tuyển chọn nhân viên, tuy nhiên nhiều sinh viên mới ra trường học làm trái ngành lại rất lo lắng về vấn đề này, bởi rào cản của việc chưa có kinh nghiệm. Một câu hỏi thường xuyên được đặt ra: Làm thế nào để tìm được một vị trí cho tôi kinh nghiệm làm việc khi tôi chưa có kinh nghiệm đó?
Dưới đây là một vài cách dễ dàng nhất để bạn kiếm được kinh nghiệm làm PR để chuẩn bị cho sự nghiệp làm truyền thông của mình. Hãy cùng Đà Nẵng Web tìm hiểu và tham khảo nhé!
Bí quyết làm PR dễ dàng khi chưa có kinh nghiệm 2021
1. XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
Thương hiệu quan trọng nhất mà bạn phải quan tâm hàng đầu chính là thương hiệu cá nhân bạn. Hãy sử dụng các trang mạng xã hội: Facebook, Instagram, Snapchat, và Twitter như công cụ thực hiện điều đó song song với việc phát triển những kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp làm PR của bạn.
Tận dụng các tính năng khác nhau của các nền tảng xã hội này bằng cách phân tích xem những bài viết nào, hashtag nào mà bạn đăng nhận được nhiều lượng like, lượng theo dõi và bình luận nhất để từ đó áp dụng những gì tìm được cho những bài đăng sắp tới. Thường xuyên tương tác với người có ảnh hưởng, biên tập viên, nhà tạo mẫu và blogger trên các trạng mạng này để xây dựng sự tin cậy từ những người trong ngành.
Bên cạnh đó, viết blog cá nhân là một cách tuyệt vời để khiến bạn trở nên nổi bật hơn khi phỏng vấn cho các vị trí công việc liên quan đến PR. Bạn sẽ học được các yếu tố để làm nên một bài đăng thành công hay một câu chuyện hấp dẫn người xem và có thể áp dụng kiến thức đó khi bạn lần lên bản nháp cho Thông cáo báo chí, các cuộc gặp mặt khách hàng và cả lời mời báo chí.
Nếu bạn chưa thể lập blog cho riêng mình ngay bây giờ thì hãy thử cân nhắc gửi những bài viết thể hiện quan điểm của mình về lĩnh vực này tới các trang tập trung vào xây dưng sự nghiệp cho giới trẻ hoặc blog về PR hay gửi trực tiếp tới các trang về chủ đề mà bạn quan tâm. Ví dụ như bạn có thể viết về những sản phẩm làm đẹp thân thiện với môi trường cho các cửa hàng sinh thái.
Viết blog hay làm những công việc online sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi thế cho công việc trong tương lai của bạn đó.
2. NGHIÊN CỨU PHẦN MIÊU TẢ CÔNG VIỆC ĐỂ XÂY DỰNG KỸ NĂNG PHÙ HỢP
Đọc phần mô tả công việc cho các vị trí mới bắt đầu làm PR để hiểu chính xác nhất những kỹ năng và phần mềm nào mà các nhà tuyển dụng cần. Trong khi đối với các vị trí yêu cầu ít kinh nghiệm đòi hỏi các công việc điều hành như nghiên cứu, lập và cập nhật danh sách truyền thông và duy trì danh sách các trình độ chuyên môn như kỹ năng viết chắc, quản lý trang mạng xã hội thì các kỹ năng như chụp ảnh hay quản lý dự án đều có thể cho vào hồ sơ xin việc của bạn dưới dạng các khóa học phát triển ngành nghề. Thậm chí cả những công việc tình nguyện hay chỉ là những chiến dịch bạn tự tạo ra lầy cảm hứng từ thương hiệu mà bạn thích, bạn có thể cho vào portfolio của mình.
3. LÀM CỘNG TÁC VIÊN TÌNH NGUYỆN CHO CÁC SỰ KIỆN MÀ BẠN QUAN TÂM
Nếu bạn thích một tổ chức tình nguyện nào đó thì hãy chủ động tìm hiểu xem họ có đang cần giúp đỡ trong việc quảng bá người gây quỹ hay không hoặc lập kế hoạch sự kiện như thế nào. Hầu hết các quỹ từ thiện đều có nhân viên theo sát nhưng có thể họ vẫn cần thêm sự giúp đỡ. Nhiệm vụ có thể là viết Thông cáo báo chí, tìm kiếm tài trợ cho sự kiện, lập danh sách các đại diện truyền thông hay thậm chí là gặp gỡ và thuyết phục các cơ quan truyền thông địa phương đăng bài về sự kiện của mình. Các lễ hội và hội thảo về ngành cũng đem lại cho bạn những trải nghiệm thực tế và cơ hội để bạn gây ấn tượng với những người bạn muốn làm việc cùng trong tương lai.
4. GIÚP ĐỠ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ Ở ĐỊA PHƯƠNG BẠN
Tình nguyện làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ của địa phương chính là một cách khác để phát triển kỹ năng PR và xây dựng các môi quan hệ cần thiết để phát triển trong lĩnh vực này. Tìm kiếm những công ty đang phát triển mà chưa có vị trí PR và sẵn sàng cung cấp cho bạn cơ hội thực tập. Bạn có thể giải thích rằng bạn mới bước vào ngành này và muốn phát triển kỹ năng, đồng thời muốn quảng bá hình ảnh của họ tới cộng đồng lớn hơn. Sau đó, hãy làm việc phát triển xây dựng kế hoạch PR, mẫu báo cáo khách hàng và danh sách truyền thông cơ bản.
Đừng ngần ngại thử những cách này! Không những bạn sẽ ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng mà còn tạo cơ hội để bạn tìm hiểu được bạn thích mảng nào của PR.
Sưu tầm
Quyền Trang
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.