Ban đầu khi chạy quảng cáo, bạn nên để CPC thủ công (tự đặt giá thầu), sau khi đủ số lượng chuyển đổi (tối thiểu 30 chuyển đổi/chiến dịch/tháng hoặc /nhóm quảng cáo/tháng thì càng tốt, càng nhiều dữ liệu thì máy lọc của Google càng đưa ra quyết định chính xác), bạn có thể sử dụng các cài đặt sau đây:
- Cài đặt ECPC (CPC Nâng cao), Google sẽ tự động đặt giá thầu để cung cấp thêm chuyển đổi Để tìm hiểu cụ thể về ECPC hay CPC nâng cao và xem hướng dẫn cài đặt chức năng này cho chiến dịch của bạn, có thể xem TẠI ĐÂY
- Bật xoay vòng quảng cáo “Tối ưu hoá cho chuyển đổi”. Nếu trong nhóm quảng cáo có nhiều mẫu quảng cáo, Google sẽ tự động ưu tiên các quảng cáo có nhiều chuyển đổi hơnThông tin cụ thế về tính năng và hướng dẫn cách bật các bạn có thể đọc TẠI ĐÂY
- Nếu bạn tạo chiến dịch Mạng hiển thị, khi cài đặt nhóm quảng cáo có thể tick vào “
- Dồn ngân sách cho chiến dịch có CPA thấp (Với CPA (Cost per Action nghĩa là chi phí trên một lần thực hiện hành động) : Đây là các chiến dịch tốt, việc tăng ngân sách giúp mở rộng volume (Dung lượng thị trường), thu được nhiều chuyển đổi hơn. Bạn có thể bật cột CPA trong mục Chuyển đổi lúc sửa đổi cột.
- Tăng Top (Thứ hạng) từ khóa tốt: tương tự như chiến dịch, từ khóa tốt là những từ khóa sinh ra chuyển đổi và có CPA thấp. Tăng Top giúp tăng khả năng quảng cáo được Click vào cũng như khả năng sinh ra chuyển đổi.
- Tăng top thiết bị (Ưu tiên cho thiết bị nào tốt hơn): Mỗi sản phẩm dịch vụ sẽ có đối tượng khách hàng khác nhau cùng với đó là thói quen sử dụng thiết bị khác nhau. Xác định loại thiết bị mang lại hiệu quả tốt và tăng giá thầu cho loại thiết bị đó giúp tăng hiệu suất cho quảng cáo.
- Tăng top theo lịch quảng cáo: Tương tự như với thiết bị thì đối với các khung giờ khác nhau lượng tương tác và nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp sẽ khác nhau. Ví dụ đối với sản phẩm là Pizza, bạn có thể xác định khung giờ thường được tìm kiếm và đặt hàng nhiều nhất là 10-12h trưa, vào thời điểm này tăng Top quảng cáo trong khoảng thời gian đó sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Tăng top theo nhân khẩu học: Đối với từng nhóm đối tượng nhân khẩu học khác nhau thì hành vi chắc chắn sẽ không trùng lặp.Ví dụ như sản phẩm dưỡng da thì hầu hết Nữ sẽ quan tâm hơn Nam, vì vậy cần phải tăng thứ hạng quảng cáo ưu tiêu đối với những nhóm phù hợp hàng hóa mà mình bán.
- Tách riêng chiến dịch chạy vị trí: Vị trí địa lý khác nhau sẽ sinh ra hành vi người dùng khác nhau. Ví dụ do thời tiết và thói quen của người Sài Gòn và người Hà Nội là khác nhau nên nhu cầu về thời trang cũng khác nhau hoàn toàn. Sài Gòn nhiệt độ nóng quanh năm nên rất ít khi người sinh sống ở đó cần tìm kiếm từ khóa “áo ấm mùa đông”. Mặt khác người Hà Nội thường trải qua một khoảng thời gian mùa đông khá lạnh, thời điểm đấy họ sẽ tìm kiếm rất nhiều từ khóa về thời trang giúp giữ ấm. Như vậy, hiểu được hành vi của người dùng ở các vị trí địa lý khác nhau, cài đặt các chiến dịch phù hợp với từng vùng sẽ giúp tác động đúng vào nhu cầu khách hàng, viết mẫu quảng cáo phù hợp và gián tiếp tăng chuyển đổi
- Remarketing search: Tiếp cận lại với những người đã từng vào web khi họ tìm kiếm về những thông tin liên quan đến sản phẩm. Đây là những người đã biết về sản phẩm và có khả năng chuyển đổi cao hơn so với người mới. Thay đổi thông điệp và thứ hạng quảng cáo đối với người Search qua mỗi lần khác nhau để tác động đúng nhu cầu và mục đích tìm kiếm của khách hàng. Ví dụ, Khách hàng tìm kiếm thông tin lần đầu tiên là “Iphone 7”, lúc này khách hàng chỉ ở giai đoạn chưa có mục tiêu rõ ràng. Họ nhìn thấy mẫu quảng cáo giới thiệu Iphne 7 Plus Màu Đen 128GB của bạn ở vị trí thứ 2. Sau khi đọc hết thông tin về các loại Iphone 7 và người tìm kiếm hiểu rằng mục tiêu của mình là mua điện thoại gì, họ lại tiếp tục Search lần thứ 2, lần này mẫu quảng cáo của bạn hiển thị ở vị trí đầu tiêu với Call To Action: Giảm giá 20% đối với người mua Online. Ngay lập tức mẫu quảng cáo này sẽ thu hút và tạo độ tin cậy cao hơn dấn đến hành động Click vào Landing Page, Điều này cải thiện đáng kể tỉ lệ chuyển đổi của trang Web.
Tối ưu chuyển đổi trên website bằng dữ liệu Google Analytics
Trong 2 phần trước, DANANGWEB đã hướng dẫn các bạn xác định cũng như cài đặt đo lường các action trên website. Có thể hiểu rằng Chuyển đổi là action giá trị nhất mà chúng ta mong muốn, tuy nhiên để dẫn tới chuyển đổi đó còn có thể có các action khác.
Trong hình trên, có thể hiểu rằng Conversion, Sales là đáy phễu, và để đáy phễu thu được nhiều kết quả, tất yếu đầu và thân phễu phải thông suốt. Hiểu và nắm bắt được phễu chuyển đổi, chúng ta sẽ biết “Mở Phễu”
- Kiểm tra các nguồn traffic (Google, Facebook, Direct, Trang giới thiệu …) để xem chất lượng traffic (time on site, bouncer rate, page view) … Kiểm tra nhân khẩu học và sở thích của user đến từ các kênh khác nhau xem liệu đã đúng khách hàng mục tiêu hay chưa.
- Hãy kiểm tra hành vi di chuyển của khách hàng sau khi vào website, họ có di chuyển nhiều không? qua những đường dẫn nào? Có chuyển đổi luôn hay sau một quá trình di chuyển dài trên website? Họ thoát ra từ trang nào?
- Với những nguồn traffic đã tốt, hành động của khách hàng trên website là gì: tìm kiếm thêm trên website? Xem video? Click và các nút, link hữu ích trên website?
- Họ có chát, call hoặc điền form liên hệ không? Họ có xem các thông tin liên hệ hay rời đi ngay?
- Kiểm tra đường dẫn chuyển đổi xem bao nhiêu người đã chọn sản phẩm vào giỏi hàng rồi rời đi?
Còn rất nhiều nội dung có thể đọc ra nếu các bạn đọc sâu vào Google Analytics có thể biết rằng SEO, AdWords hay Facebook hiệu quả, khách hàng ưa thích nội dung nào, nội dung nào tạo ra nhiều chuyển đổi trên website …
Nguồn sưu tầm
By Anh ròm
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.