Nếu đã tìm hiểu về SEO, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua liên kết nội (Internal Link) và liên kết ngoại (External Link) và bạn đã từng nghe qua khái niệm Liên kết neo (Anchor Link)? Liên kết neo chắc chắn không phải là khái niệm mới đối với những người làm SEO Onpage chuyên nghiệp nhưng mình biết rõ một điều là còn nhiều người chưa hiểu khái niệm này có lợi cho SEO thế nào. Chính vì lý do đó, Đà Nẵng Web bật mí cho bạn rõ hơn như thế nào là liên kết neo trong SEO?
Bạn đừng nhầm lẫn giữa Anchor Link và Anchor Text. Anchor Text là khái niệm chỉ một/cụm từ khóa chứa liên kết, còn Anchor Link là một liên kết trỏ đến một vùng nào đó trong trang hiện tại.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu, hãy xem bài này và nhấn vào mục lục đầu dòng, nó sẽ đưa bạn đến một phần bài viết phù hợp với nó, và cái phần đó chính là khu vực mà mình muốn gắn neo trỏ liên kết đến.
Liên kết neo hoạt động ra sao?
Liên kết neo bao gồm hai phần chính: phần neo và phần liên kết.
Phần neo được xác định bởi một thuộc tính name trong HTML. Ví dụ:
Như vậy, sau khi bạn nhấp vào liên kết Bấm vào đây, màn hình sẽ nhảy đến khu vực có thẻ div mang thuộc tính name=”tên-neo”.
Thuộc tính name bạn có thể thiết lập cho bất kỳ thẻ nào như thẻ a, h1, h2, h3, p, div,…..
Lợi ích của liên kết neo trong SEO
Bạn có nghĩ rằng liên kết neo có sự ảnh hưởng lớn đến kết quả tìm kiếm của bạn không? Trước khi xét về mặt SEO, liên kết neo sẽ giúp bài viết của bạn dễ đọc và xác định toàn nội dung bài hơn đối với các bài dài. Hãy xem thử qua một hướng dẫn tại WordPress Codex, bên phải nó có một cột mục lục (gọi là Table of Content), không phải nó giúp bạn dễ đọc bài hơn sao?
Còn về mặt SEO, bot tìm kiếm (đặc biệt là Google) có thể hiểu rằng các liên kết neo là công cụ đánh dấu từng phần của bài viết, ví dụ như bài của bạn có nhiều chương chẳng hạn. Sau khi nó xác định xong, Google có thể giúp bạn có thêm một vài sitelink chứa liên kết neo trong bài viết.
Tỷ lệ hiển thị neo ra ngoài kết quả tìm kiếm
Buồn thay, không phải bài nào bạn có liên kết neo là xuất hiện sitelink ra ngoài kết quả tìm kiếm đâu mà nó dựa vào những thuật toán nào đó để xác định có nên hiển thị hay không.
Nhưng theo kinh nghiệm quan sát của mình, bạn sẽ hiển thị sitelink là liên kết neo khi:
– Từ khóa trong neo liên quan mật thiết đến nội dung. Chứa từ khóa chính của bài càng tốt.
– Bài viết bạn phải nằm từ top 1 đến top 3.
– Bài viết phải đạt lượt xem nhiều, tức là nhiều người quan tâm.
– Bài viết phải đủ dài, thường là nhiều hơn 2.000 ký tự.
Đó là một vài khám phá của mình, còn có những yếu tố khác hay không thì mình không dám chắc, bạn có thể giúp mình bổ sung thêm nhé.
Các plugin hỗ trợ làm liên kết neo trong WordPress
Nếu bạn biết HTML thì chắc chắn đã biết cách làm thông qua ví dụ ở đầu bài. Nhưng nếu bạn không thạo nó, sẽ có một vài plugin dưới đây để bạn sử dụng để tạo liên kết neo dễ dàng:
– Better Anchor Links – Plugin này sẽ giúp bạn một Table of Content ở ngay đầu bài. Mỗi phần nó sẽ dựa vào thẻ heading trong bài để xác định phần nội dung.
– WP LocalScroll – Thêm hiệu ứng chuyển động mượt mà khi nhấp vào các liên kết neo
– Extended Table of Contents – Cũng là plugin tạo Table of Content ngay đầu bài.
Theo như mình thấy, chỉ cần trong bài viết bạn có sử dụng thẻ heading để thiết lập phần nội dung thì các plugin tạo Table of Content sẽ giúp bạn tạo anchor link dễ dàng mà không cần phải tạo thủ công.
Đà Nẵng Web hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về liên kết neo trong SEO. Còn bạn, ý kiến của bạn thì sao? Hãy để lại comment ở dưới cho chúng tôi biết nhé.
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.