Có 1 sự thật mà bạn chưa biết: Hầu như đến 95% mọi người ko nhận biết được rằng website của mình đang bị phạt Panda, Penguin hay một hình phạt nào khác của Google. Số còn lại thì còn ngờ ngợ không dám chắc điều đó.
Nhưng sau bài viết này bạn sẽ không còn thuộc con số 95% đó nữa.
Tôi sẽ cho bạn biết được những bí mật về Google Panda ngay sau đây:
Mục lục [Ẩn]
1 Sự thật về Panda và Penguin
2 Google Panda là gì?
2.1 Làm thế nào để nhận biết có bị Google Panda phạt hay không?
2.1.1 Tác động của Penguin
2.2 Cách kiểm tra tổng thể website khi bị Google Panda dòm ngó
2.2.1 Lưu ý: Cách google định nghĩa content
3 Cách khắc phục thuật toán Google Panda
3.1 Kỹ thuật noindex và thẻ Canonical
3.2 Cải thiện content mỏng hoặc kém chất lượng
3.3 Có nên thẳng tay loại bỏ content kém chất lượng
3.4 Cách loại bỏ content kém chất lượng
4 Không chỉ là loại bỏ content mà phải cải thiện toàn bộ chất lượng nói chung
5 Kết quả từ việc cải thiện chất lượng tổng thể website
6 Kết luận
Sự thật về Panda và Penguin
Chung quy là do Google đểu quá! Làm anh em SEO khổ vậy đó!
Mọi người thông thường nghĩ rằng Panda chỉ phạt Onpage, Penguin phạt Offpage đúng không?
Nhưng, thực tế cả Panda và Penguin đều phạt cả Onpage lẫn Offpage.
Cụ thể, tôi sẽ cho bạn thấy tại sao như vậy.
Đầu tiên với Penguin. Chính xác Googe nói rằng thuật toán Penguin sẽ phạt những liên kết được tạo lập ra nhằm thao túng thứ hạng tìm kiếm Google như link spam, link xấu, link bẩn…Do vậy, anh em SEOer thường hiểu nhầm chữ “liên kết” ở đây chỉ nói về Backlink. Những có có các loại liên kết khác như External link hay Internal trên phần Onpage nữa thì sao? Nếu bạn đọc không kĩ hoặc hiểu không sâu thì hiển nhiên bạn chỉ mặc định rằng liên kiết = backlink! Nó đểu chỗ đó!
Đối với Panda cũng thế. Thực chất thì thuật toán Panda đều phạt cả onpage và offpage luôn. Và ở bài viết này, tôi sẽ bàn luận sâu vào việc google Panda xử phạt bạn như thế nào? Cách bạn giải quyết vấn đề và phòng ngừa án phạt này nhé.
Google Panda là gì?
Bạn hẳn là đã từng nghe nói nhiều về thuật toán Google Panda. Đây chính xác là một thuật toán được Google phát triển với mong muốn hỗ trợ cho công cụ tìm kiếm và trả về các kết quả chính xác, phù hợp nhất với nhu cầu người dùng.
Nhiệm vụ chính yếu của thuật toán Google Panda là xem xét chất lượng nội dung website nhằm loại bỏ phần nội dung sai phạm, nội dung rác hoặc được copy từ những trang khác.
Nếu 1 website bị rớt hạng trong quá trình thuật toán Panda đang cập nhật và điều này lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì rất có thể là nội dung website đó không đủ sức thuyết phục với Google.
Trên thực tế thì website đang tăng trưởng tốt vẫn có khả năng bị Panda phạt.
Dù website đang phát triển những đã bị Google Panda “dòm ngó”
Ví dụ trên trang website trên, dù bạn đang thấy organic traffic đang tăng trưởng từ từ đúng không? Nhưng vẫn có Panda đang dòm ngó và ảnh hưởng tiêu cực đến website theo thời gian.
Sự thật là như thế này: Khi tối ưu SEO, bạn sẽ điểm cộng SEO và điểm phạt từ thuật toán Panda. Tùy theo quá trình điều chỉnh và phát triển mà hai điểm này thay đổi ảnh hưởng đến xếp hạng website của bạn.
Ví dụ:
Điểm tối ưu SEO: +15 điểm
Điểm phạt nhẹ: -5 điểm. Còn lại 10đ
Giả sử trên thị trường cạnh tranh trung bình. Vị trí Top 8 cần 9 điểm; Top 3 cần 14 điểm. Thì hiện tại bạn có thể đang đứng vị trí Top 7.
Nếu bạn tối ưu, sửa lỗi phạt Panda xong, bạn không bị điểm phạt nữa, thì lúc này bạn có 15đ. Bạn có thể leo lên được Top 3, Top 2 không mấy khó khăn.
Vậy chắc chắn là bạn muốn sửa lỗi phạt Panda ngay rồi!
Làm thế nào để nhận biết có bị Google Panda phạt hay không?
Một khi Panda phạt website thì nó phạt rất là năng. Bạn dựa vào 2 hiện tượng chính sau để có thể xác định đích danh Panda nhé. Lưu ý đây là cách chuẩn đoán bệnh nhanh chóng, độ chính xác tầm 80%, 90% theo kinh nghiệm thực tế của tôi.
Traffic giảm từ từ và có thể giảm xuống đến 80%.
Website bị thuật toán Panda ghé thăm vào tầm tháng 2, tháng 3
Traffic mất đi một nửa. Nhất là vào tầm khoảng cuối tháng 1, đầu tháng 2 hoặc khoảng giữa tháng 3, đầu tháng 4 khi Google Panda cập nhật thuật toán ở Việt Nam. Hầu như website cũng bị rớt traffic 50%. Nếu check toàn domain mà thấy traffic giảm như vậy thì Panda phạt toàn domain. Nếu xét trên từng URL thì Panda đang phạt trên chính Url đó.
Panda phạt toàn phần website vào tầm tháng 3, organic traffic rớt mất 1/2
Cũng tùy theo độ vi phạm mà Google Panda sẽ phạt website bạn ở 2 mức nặng, nhẹ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, trang web của bạn chỉ bị phần nào ảnh hưởng tiêu cực. Để càng lâu mà không sửa thì càng nặng.
Một trong những lỗi phổ biến dẫn đến hình phạt Google Panda là duplicated content. Với website 100% nội dung, nếu mức phạt vượt quá 20% hoặc 30% thì website có thể bị ảnh hưởng tổng thể domain. Đạt đến mức độ nặng, traffic đổ về website sẽ mất đi một nửa. Nếu khống sửa phạt, thì traffic sẽ rớt từ từ xuống nữa. Thứ hạng từ khóa bay vèo vèo xuống trang 2, trang 3 luôn.
Tác động của Penguin
Còn Penguin thì khác. Bạn có thể nhìn vào biểu đồ traffic khi bị Penguin phạt thê này trên website gtvseo.com.
Website GTV bị Penguin yêu thương vào cuối tháng 1, bay mất hết index ^^!
Bạn cũng có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn từng bước: Cách Disavow link bẩn & khôi phục tác vụ thủ công google do Google Penguin phạt trên case study của GTV.
Cách kiểm tra tổng thể website khi bị Google Panda dòm ngó
Như tôi nói ở trên, việc nhìn biểu đồ organic traffic giảm thì chỉ giúp bạn đoán ban đầu để xác định bạn đang dính thuật toán nào thôi. Để kiểm tra chính xác thì bạn sẽ sử dụng công cụ Screaming Frog nhé.
Thuật toán Panda đánh mạnh vào vấn đề Duplicated content (Nội dung trùng lặp) và Thin content (nội dung mỏng).
Tham khảo hướng dẫn SEO Audit từ A – Z bằng Screaming Frog
Khi sử dụng công cụ Screaming Frog, bạn sẽ nhận thấy các trường hợp duplicate content sau:
Nội dung bị trùng lặp: nội dung từng trang, thẻ meta description, code HTML, khung giao diện, khung design mặc định cửa website (bài viết ít chữ quá mà khung design lại lớn)
Duplicate nội dung của Titles (98.92%) và Meta description (86.43%)
Lưu ý: Cách google định nghĩa content
Cách Google bot cào dữ liệu website thì nó cào code html từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Những khung design mặc định của website giống nhau mỗi trang cũng được tính là trùng lặp. HTML của bạn phải độc nhất 51% thì website mới an toàn. Nếu 1 bài của bạn chỉ cỡ 300 – 400 chữ mà khung design cố định của website to thì chắc chắn website bạn trùng lặp. Do vậy hầu hết website Việt Nam bị duplicated content, nhất là các trang thương mại điện tử bán hàng.
Website có nội dung thẻ titles hoặc H1, H2 giống nhau cũng bị GG panda tính là duplicate content.
Trùng lặp nội dung trên H1, H2 đến 75.98%
Cách khắc phục thuật toán Google Panda
Kỹ thuật noindex và thẻ Canonical
Đối với cách khắc phục, bạn có thể sử dụng kĩ thuật noindex và thẻ canonical.
(xem kĩ trong phần video – trong video tôi sẽ giải thích lại thuật toán từ đầu và thậm chí kĩ hơn bài viết, cũng như các case study và hướng khắc phục cụ thể)
Cải thiện content mỏng hoặc kém chất lượng
Google Panda luôn liên tục hoạt động và tiến hành loại bỏ từng chút một những website mỏng hoặc kém chất lượng.
Thông thường, Panda đánh giá chất lượng cho toàn bộ trang web bằng cách xem xét một số lượng lớn các trang trong đó. Sau đó, nó sẽ điều chỉnh thứ hạng cho phù hợp.
Ngoài ra, Panda còn chấm điểm thứ hạng website dựa trên chất lượng các phần nội dung bao gồm trong đó. Do vậy cốt lõi của vấn đề chính là việc cải thiện nội dung chất lượng content của web.
Bạn có thể thấy việc cải thiện content này khá đơn giản khi website bạn có vài Urls nhưng nếu website bạn ở quy mô lớn với hàng trăm, thậm chí cả triệu Urls thì đó không còn đơn giản nữa đúng không! Vậy thì ta có nên thẳng tay loại trừ những url này đi luôn?
Có nên thẳng tay loại bỏ content kém chất lượng
Hãy nhìn vào bức tranh tổng quát – Bỏ bớt content kém chất lượng không chỉ phục vụ quá trình SEO mà còn vì lợi ích người dùng
Xóa bỏ content kém chất lượng khỏi website không chỉ nhằm mục đích SEO mà còn vì lợi ích của người dùng.
Nói cách khác, bạn hãy đặt mình vào vị trí của người dùng và thử truy cập vào website mình để thấy thế nào khi mở lên 1 bài blog chẳng có nội dung gì cuốn hút hay không đáp ứng nhu cầu của mình? Hay tệ hơn là truy cập vào 1 chuyên mục toàn quảng cáo, chẳng có thông tin gì giá trị hết?
Hẳn là chẳng ai hài lòng với những trường hợp kể trên. Và nếu mấy việc này cứ tiếp tục xảy ra, bạn sẽ lại gặp vấn đề khi Google làm mới các thuật toán trong tương lai.
Vì thế, việc mang đến nội dung và trải nghiệm người dùng tốt nhất khi họ nhấp vào 1 kết quả tìm kiếm và truy cập vào website của bạn là cực kì quan trọng. Và đó cũng là lý do chính yếu giải thích tại sao bạn nên duy trì chỉ số index trên những page chất lượng.
Nói chung thì điều tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ kỹ thuật noindex hay canonical tag mà cả việc quản lý chỉ số index cũng không kém phần quan trọng.
Cách loại bỏ content kém chất lượng
Việc đầu tiên chúng ta phải làm khi giải quyết thuật toán Panda hiển nhiên là chắt lọc ra các phần nội dung kém chất lượng.
Nhưng nếu website bạn đang có hơn 1 triệu trang được index, chẳng có gì lạ nếu tìm thấy hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn url có nội dung chất lượng thấp. Và khi bạn tìm thấy phần nội dung kém chất lượng trên một url đã bị Panda phạt, tôi gợi ý cách giải quyết như thế này:
Hãy thử sử dụng chiến lược “Giữ – Bỏ”. Bạn có thể hiểu chiến lược này theo cách đơn giản thế này: Nếu có thể cải thiện phần content trong website của mình thì làm ngay. Còn nếu không thể cải thiện content tốt hơn và bạn không thấy người dùng phàn nàn gì khi họ truy cập vào website thì hãy để noindex nó.
Mô phỏng chiến lược giữ bỏ
Tôi còn gọi đây là chiến lược “quản lí index”. Việc duy trì chất lượng content luôn ở mức cao nhất trong phần index của Google thật sự quan trọng. Việc này có thể giúp website của bạn thoát khỏi các thuật toán kiểm tra chất lượng của Google trong đó có Panda.
Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc loại bỏ phần nội dung mà còn giúp người dùng tìm được những gì họ đang cần, đảm bảo content đạt hiệu quả cao. Hơn hết là đáp ứng đủ hoặc có khi hơn cả mong đợi của người dùng. Đồng thời, đảm bảo Google sẽ chỉ index những phần nội dung giá trị nhất của bạn.
Vì thế, với phần content kém chất lượng, hãy cố gắng nâng cao giá trị của chúng nếu có thế còn nếu không thể thì cứ loại bỏ chúng đi hoặc noindex chúng.
Tất cả chung quy lại vẫn chỉ để cải thiện chất lượng. Hay nói cách khác là mang đến cho người dùng những website tốt nhất
Không chỉ là loại bỏ content mà phải cải thiện toàn bộ chất lượng nói chung
Còn 1 điều nữa tôi muốn nói thêm. Trong quá trình hỗ trợ khách hàng – những người chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thuật toán Panda, tôi luôn khuyên họ không bao giờ dừng lại ở việc loại bỏ các content kém chất lượng. Mà tôi luôn tư vấn cho họ một kế hoạch khắc phuc bao gồm từ việc cải thiện chất lượng nội dung đến các yếu tố trải nghiệm người dùng (UX) khác như cắt giảm banner quảng cáo vô nghĩa, form gây rối mắt…
Vì vậy, tôi không cho rằng chỉ loại bỏ mỗi phần nội dung kém chất lượng thôi sẽ mang lại những cải thiện. Mà ta còn phải tập trung nâng cao chất lượng tổng thể của nó.
Kết quả từ việc cải thiện chất lượng tổng thể website
Ở hình bên dưới bạn có thể thấy xu hướng mà các website đang cố gắng áp dụng để có thể cải thiện chất lượng website là việc nâng cao trình quản lý index của họ.
Lưu ý rằng để làm được như vậy không phải cứ loại bỏ content là đủ đâu mà còn phải xem xét lại các vấn đề kĩ thuật SEO, tạo ra các bài content chất lượng cao hơn,… Tuy nhiên, một số website, nhất là các trang web tầm cỡ với hàng triệu trang được index vẫn chọn cách loại bỏ số lượng lớn các phần content kém chất lượng.
Nguồn ảnh: G-square Interactive
Kết luận
Sau khi đọc xong bài viết này, tôi hy vọng bạn có thể nắm được những ý chính sau:
Thuật toán Panda có thể xử phạt trên tât cả website dù đang phát triển trên cả mặt Onpage & OffPage. Hầu hết các website ở Việt Nam đều có khả năng cao bị Panda dòm ngó và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn domain.
Cách xử lí Google Panda thì bạn có thể sử dụng kỹ thuật no-index và thẻ Canonical. Quan trọng hơn là việc tập trung vào “chỉ số index”. Các thuật toán của Google trong quá trình đánh giá chất lượng cho một website thường cân nhắc các trang đã được index trước. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng nội dung website của bạn được index tốt nhất. Nếu thiếu nội dung hoặc phần nội dung chưa đạt hiệu quả, bạn nên đồng thời cải thiện. Nếu làm được như vậy website bạn chắc chắn sẽ thoát khỏi án phạt Panda.
Tin vui cho bạn, bài viết này chỉ mới là phần 1 của về những bí mật của Google Panda thôi. Tôi còn rất nhiều điều hay ho về Panda mà muốn chia sẻ với bạn trong phần 2 của bài viết này. Nhớ đón đọc bạn nhé!
Chúc bạn thành công!
Nguồn: GTV SEO
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.