CEO là gì?
Có thể nói, CEO là kim chỉ nam giúp “con tàu” doanh nghiệp đi đúng hướng.
CEO của mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có những vai trò và trách nhiệm khác nhau. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn CEO là gì và tìm hiểu vai trò và trách nhiệm của CEO nói chung.
CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer nghĩa là Giám đốc điều hành.
CEO là gì?
Tuy nhiên ở Việt Nam thì CEO thường nói chung cho giám đốc công ty, tổng giám đốc hay giám đốc điều hành.
Vậy để hiểu theo một cách đơn giản nhất thì CEO là người có nhiệm vụ hoạch định các chiến lược kinh doanh dựa trên mục tiêu do hội đồng quản trị đề ra nhằm giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.
CEO chịu sử quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị hoặc Cũng có thể là người đại diện cho hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
Tố chất của một CEO cần có
Để trở thành một CEO thực thụ, họ gần như phải là một “bách khoa toàn thư” một người thông thái nhiều lĩnh vực. Cụ thể hơn những gì một CEO cần có là:
Tố chất lãnh đạo bẩm sinh
Tố chất bẩm sinh là gì? Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, tư duy khoa học, khả năng sáng tạo, sự nhạy bén, quyết đoán, có óc phán đoán và hơn hết chính là khả năng lãnh đạo, thuyết phục và định hướng người đối diện…
Nếu bạn tự nhận thấy mình có những tố chất trên đây thì xin chúc mừng bạn hoàn toàn có thể trở thành 1 CEO tài giỏi!
Kinh nghiệm và kỹ năng
Một CEO giỏi đòi hỏi cần có “tuổi đời và tuổi nghề”, nói nôm na chính là là kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Bên cạnh đó, kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp ứng xử, điều hành nhân sự… cũng là một tố chất cần và đủ cho một CEO thực thụ.
Có sức khỏe, chịu được áp lực
Với những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, với áp lực thành công cực lớn và thời gian riêng cho bản thân gần như là điều xa xỉ thì một CEO giỏi cần trang bị một sức khỏe tốt và một tinh thần thép sẵn sàng đối đầu với mọi khó khăn, để định hướng và đưa doanh nghiệp phát triển hơn.
Kiến thức đa lĩnh vực
CEO cần có tầm nhìn rộng về mọi lĩnh vực trong cuộc sống chứ không chỉ riêng loại hình của doanh nghiệp. Đồng thời, khi có hiểu biết nhiều ngành nghề, lĩnh vực, các CEO cũng biết cách giải quyết vấn đề trong bất kỳ tình huống nào hoặc có thể nhanh chóng đưa ra các phương án phù hợp để doanh nghiệp khắc phục những khó khăn.
Nói tóm lại, CEO không phân biệt độ tuổi, không phân biệt trình độ học thức. CEO hoàn toàn có thể là một người có học vấn thấp hoặc cao. Tuy nhiên đã là một CEO thì phải am hiểu nhiều vấn đề để có thể đưa ra những cách giải quyết hiệu quả nhất và nhanh nhất cho doanh nghiệp.
Vai trò và trách nhiệm của CEO trong công ty là gì?
Vai trò và trách nhiệm của CEO
CEO là người mang vác những trách nhiệm nặng nhất của một doanh nghiệp.
Dưới đây là những vai trò và trách nhiệm chính mà một CEO thường hay đảm nhận, theo cái nhìn tổng quát:
- Hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển toàn diện cho doanh nghiệp
- Xác định tầm nhìn và sứ mệnh ngắn hạn và dài hạn của công ty
- Chỉ đạo và giám sát các đội nhóm, phòng ban của công ty trong việc xây dựng thực hiện và triển khai các kế hoạch dựa theo mục tiêu của Hội đồng quản trị đã phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về doanh thụ, lợi nhuận, tăng trưởng của công ty.
- Đảm bảo và chịu trách nhiệm về hoạt động của các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra.
- Đề xuất ý kiến, ý tưởng góp phần cải thiện hoạt động của công ty.
- Xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu công ty.
- Cung cấp và trình bày chiến lược cho hội đồng quản trị
- Xây dựng và duy trì thì tập thể đoàn kết vững mạnh phát triển cho công ty
- Chịu trách nhiệm phê duyệt các vấn đề, chính sách tài chính, theo dõi, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
- Duyệt các khoản thu và chi, chuẩn bị các bản dự toán định kì.
- Thẩm định, phê duyệt các dự án của doanh nghiệp.
- Đại diện doanh nghiệp đàm phán và kí kết các hợp đồng thương mại.
- Tổ chức đội ngũ, phòng ban, hiết lập bộ máy quản lý của công ty, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.
- Đánh giá tình hình hoạt động và hiệu suất làm việc của các phòng ban.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự và tuyển dụng.
- Phê duyệt quy định, chính sách nhân sự, các quy chế tiền lương, thưởng, trợ cấp cho nhân sự.
- Duyệt kết quả đánh giá nhân sự và quyết định kết quả khen thưởng/phạt.
Tất nhiên CEO không phải là một người đi trễ về sớm và ngồi ì ạch trong văn phòng đợi đến ngày lãnh lương đâu. Những gì một CEO đang làm có thể vượt ngoài khả năng của một nhân viên bình thường có thể hiểu được.
Sưu tầm
Quyền Trang
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.