M&A là gì?
Trong những năm qua đã có rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng và thành công nhờ thương vụ M&A. Vậy M&A là gì? Nó có ý nghĩa gì với doanh nghiệp? Một số thương vụ M&A thành công? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về M&A trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp nhé:
M&A là gì?
M&A là 2 từ viết tắt của mergers (sáp nhập) và acquisitions (mua lại), đây là hoạt động của doanh nghiệp mua bán và sáp nhập sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Là hoạt động giành quyền kiểm soát, sở hữu doanh nghiệp thông qua việc mua bán hoặc sáp nhập giữa 2 hay nhiều công ty khác nhau. Mặc dù, 2 từ này cùng chung hoạt động nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Vậy sáp nhập là gì? Mua lại là gì?
Sát nhập: là những công ty có chung quy mô, hoạt động trở thành một doanh nghiệp duy nhất, hoặc các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trên một thị trường, hoặc các doanh nghiệp có chung nhà cung cấp - khách hàng, …
Mua lại: là việc một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phiếu công ty khác và sau đó có thể giành được quyền kiểm soát công ty đã mua lại đó. Trường hợp này thường là những công ty có tầm cỡ lớn mua lại những công ty nhỏ hơn, tuy nhiên vẫn có trường hợp công ty nhỏ vẫn có thể dành quyền quản trị và duy trì nhãn hiệu sau giao dịch.
Khi nào cần tiến hành M&A?
Tất cả những thương vụ M&A ra đời đều có mục đích riêng, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, mở rộng thị trường, dây chuyền sản phẩm mới và mở rộng phạm vi phân phối. Việc tiến hành M&A cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Xác định các doanh nghiệp mục tiêu cho giao dịch M&A: Để đảm bảo M&A thành công, các bên cần lựa chọn nhiều hơn một doanh nghiệp mục tiêu dựa trên nhu cầu thực hiện M&A là của cả hai bên chứ không phải của riêng một bên bán hay bên mua. Khi có nhiều doanh nghiệp mục tiêu, các bên sẽ có nhiều phương án và điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán giao dịch M&A.
- Xác định giá trị giao dịch: Là giá trị doanh nghiệp được định giá và các điều kiện cụ thể khác mà các bên tham gia giao dịch có thể đàm phán và thương lượng các mức giá giao dịch M&A khác nhau.
- Đàm phán, giao kết và thực hiện thỏa thuận, hợp đồng giao dịch M&A: Đây là quá trình rất quan trọng, cần phản ánh đủ và chính xác các mong muốn và kỳ vọng giữa các bên, tạo ra giá trị công việc M&A.
Các hình thức M&A
M&A là gì?
Hiện nay, có 3 hình thức M&A phổ biến, được chia theo tính chất sát nhập của từng doanh nghiệp. Các hình thức đó là:
- M&A theo chiều dọc: Là hoạt động dựa trên các giai đoạn sản xuất mà các doanh nghiệp tham gia M&A trong quá trình tiếp cận thị trường. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp là có cùng chuỗi giá trị sản xuất cùng một dịch vụ và dịch vụ tốt, nhưng khác biệt duy nhất là giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động. Hoạt động M&A dọc nhằm đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra của sản phẩm, giảm chi phí trung gian, không chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh.
- M&A theo chiều ngang: Là hình thức các công ty sáp nhập cạnh tranh trực tiếp với nhau. Đặc điểm chung là có cùng hình thức mua bán, quy mô sản xuất và sản phẩm trên thị trường. Kết quả từ việc mua bán, sáp nhập theo hình thức này sẽ mang lại cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối.
- M&A kết hợp: Là 2 hay nhiều công ty hợp sức hình thành nên tập đoàn. Các doanh nghiệp này đều không có chung quy mô, sản phẩm nhằm rủi ro hình thức kinh tế khác nhau trên thị trường, đa dạng hóa và tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường và đạt được lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiều sản phẩm dịch vụ.
Một số thương vụ M&A thành công
Trong những năm vừa qua, tại Việt Nam đã có rất nhiều thương vụ M&A nổi tiếng và đình đám, có sức ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nền kinh tế cả nước. Một trong những thương vụ vang dội nhất gần đây, đó chính là:
M&A là gì?
Thương vụ M&A của Grab thu mua lại toàn bộ hoạt động kết nối di chuyển và giao nhận thức ăn của Uber tại Đông Nam A. Đây là thương vụ gần đây nhất, và nổi tiếng bởi sự thâu tóm của Grab và loại bỏ trực tiếp đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường.
Một trong những tập đoàn lớn nhất đến từ Thái Lan, đó chính là Central Group đầu tư 1,14 tỷ để sở hữu big C Việt Nam vào năm 2016. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn đầu tư một số ngành bán lẻ tại Việt Nam, trong đó có Nguyễn Kim- Hệ thống phân phối hàng điện tử hàng đầu tại Việt Nam.
Thương vụ M&A của Thaibev và Sabeco, công ty Thai Beverage của tỷ phú Thái Lan chi 4,8 tỷ USD để mua 53,59% Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Đây là thương vụ lớn nhất từ trước tới nay trong ngành Bia của Châu Á, đánh dấu vượt mốc 10 tỷ USD năm 2017 của thị trường M&A Việt Nam.
Thương vụ đình đám gần đây nhất không thể không nói đến, đó chính là SK Group đầu tư 1 tỷ USD để mua cổ phiếu của Vingroup và sẽ trở thành đối tác chiến lược của tập đoàn này. Đây là thương vụ có giá trị giao dịch lớn nhất trên thị trường năm 2019. SK dự kiến sẽ ưu tiên cho hoạt động M&A với các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp.
Trên đây là những thông tin chia sẻ hữu ích về M&A là gì? Và những hình thức của M&A cùng với những thương vụ M&A thành công hiện nay. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được hình thức M&A trong kinh doanh của mình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các chiến lược kinh doanh khác thông qua dịch vụ thiết kế web đà nẵng nhằm thu hút khách hàng và giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!
Sưu tầm
Quyền Trang
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.