Từ đầu năm đến nay, khi thực hiện hơn 100 lần kiểm tra kỹ thuật trên các website dự án để tìm hiểu xem cấu trúc kỹ thuật ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của website trong quá trình SEO từ khóa, tôi cùng đội kỹ thuật GTV SEO đã nhận thấy tổng quan một số vấn đề kỹ thuật mà SEOer hay gặp phải. Yếu tố nào có tầm ảnh hưởng lớn nhất nếu được sửa chữa tốt?
Ở bài viết hôm nay, tôi sẽ gửi đến bạn tất cả các lỗi kỹ thuật này. Đồng thời hướng dẫn bạn xác định và chỉnh sửa chúng. Hy vọng sẽ giúp bạn học SEO và làm SEO hiệu quả hơn.
Cùng theo dõi ngay nhé ^^!
Mục lục [Ẩn]
1 Không quản lý chặt chẽ lỗi 404
2 Sự cố khi di chuyển trang web (Redirect)
2.1 Một số lỗi phổ biến thường thấy
2.2 Làm thế nào để nhận biết các lỗi này
2.3 Cách khắc phục lỗi khi di chuyển website
3 Tốc độ website
3.1 Các lỗi thường gặp trong việc tối ưu hóa tốc độ website
3.2 Làm thế nào để tìm ra các lỗi làm chậm website
3.3 Làm thế nào để tối ưu hóa tốc độ tải của website?
4 Không tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên mobile.
4.1 Sự thật của việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên mobile
4.2 Làm thế nào để kiểm tra trình duyệt mobile?
4.3 Làm thế nào để sửa các lỗi website trên điện thoại di động?
5 Lỗi về sitemap XML
5.1 Làm thế nào để tìm ra những lỗi này?
5.2 Làm thế nào để sửa các lỗi ấy?
6 Vấn đề về cấu trúc URL
6.1 Làm thế nào để tìm ra các lỗi về cấu trúc URL?
6.2 Làm thế nào để khắc phục lỗi cấu trúc URL?
7 Lỗi về tệp robots.txt
7.1 Làm thế nào để biết tệp robots.txt xảy ra lỗi?
7.2 Làm thế nào để khắc phục lỗi cho tệp robots.txt?
8 Trang web chứa quá nhiều thin content
8.1 Làm thế nào để tìm ra lỗi thin content?
8.2 Làm thế nào để sửa lỗi thin content?
9 Quá nhiều phần nội dung không liên quan
9.1 Một vài trường hợp phổ biến
9.2 Làm sao để tìm ra các lỗi này?
9.3 Làm sao để sửa các lỗi này?
10 Lạm dụng các thẻ canonical
10.1 Làm thế nào để nhận biết các lỗi về thẻ canonical?
11 Sử dụng sai mục đích các thẻ robots
11.1 Làm sao để nhận biết thẻ robots có vấn đề?
11.2 Làm thế nào để khắc phục lỗi về thẻ robots?
12 Không quản lý tốt mục crawl budget
12.1 Làm thế nào để nhận biết các lỗi này?
12.2 Làm thế nào để khắc phục các lỗi này?
13 Không tận dụng các liên kết nội bộ để qua được mạng lưới liên kết
13.1 Làm thế nào để tìm ra các lỗi này?
13.2 Làm thế nào để sửa các lỗi này?
14 Lời kết
Không quản lý chặt chẽ lỗi 404
Đây là lỗi mà các trang thương mại điện tử hay gặp phải. Cụ thể là khi 1 sản phẩm bị loại bỏ hay hết hạn, nó sẽ dễ dàng bị lãng quên hoặc gặp phải lỗi 404. Mặc dù lỗi 404 có thể hạn chế quá trình thu thập dữ liệu của bạn nhưng đừng lo lắng quá, chúng sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới quá trình SEO đâu.
Tuy nhiên, các trang 404 sẽ thực sự có vấn đề khi chúng:
Nhận được lượng lớn traffic nội bộ hoặc từ tìm kiếm organic.
Có liên kết bên ngoài trỏ đến trang
Có liên kết nội bộ trỏ đến trang
Số lượng trang lớn trên 1 webbsite lớn hơn
Trang được chia sẻ trên các trang mạng xã hội hoặc trên các web khác.
Cách khắc phục các vấn đề kể trên là cài đặt chuyển hướng 301 từ một trang đã bị xóa đến một trang khác có mối liên kết nhất định trên website của bạn. Điều này giúp bảo toàn phần nào đó sức mạnh của các tài nguyên SEO và đảm bảo người dùng có thể điều hướng liền mạch.
Lỗi 404 với số lượng lớn trên website
Làm thế nào để tìm ra các trang 404:
Tiến hành thu thập dữ liệu toàn bộ website (thông qua SiteBulb, DeepCrawl hoặc Screaming Frog) để tìm ra các trang 404.
Kiểm tra báo cáo Google Search Console (còn được biết với tên Google Webmaster Tools)
Nếu như bạn chưa biết hoặc chưa cài đặt Webmaster Tools trong website của mình, thì nên tham khảo ngày bài viết: Google Webmaster Tools là gì? Cách sử dụng để nâng tầm kĩ năng seo bạn
Bạn cũng có thể tham khảo thêm cách khắc phục thông qua video hướng dẫn sau: Cách SEO Audit Website từ A – Z – Tăng trưởng thứ hạng SEO tổng thể dễ dàng
Làm thế nào để sửa các lỗi 404?
Phân tích danh sách lỗi 404 trên website của bạn
Kiểm tra chéo các URL với Google Analytics (tạo internal link) để xem trang nào đang có traffic
Kiểm tra chéo các URL với Google Search Console để xem trang nào nhận được liên kết đến từ các trang web bên ngoài.
Với các trang có giá trị cao, hãy xác định một trang hiện có trên trang web của bạn mà nó liên quan nhất đến trang đã xóa
Thiết lập chuyển hướng 301 phía máy chủ từ trang 404 sang trang hiện tại bạn đã xác định – Nếu bạn định sử dụng trang 4XX – hãy đảm bảo rằng trang đó thực sự hoạt động để nó không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Sự cố khi di chuyển trang web (Redirect)
Khi tạo lập 1 website mới, 1 trang mới hay các thay đổi thiết kế mới thì các vấn đề về mặt kỹ thuật cần được giải quyết nhanh gọn.
Một số lỗi phổ biến thường thấy
Sử dụng chuyển hướng 302 (ngắn hạn) thay vì chuyển hướng 301 (dài hạn). Mặc dù thời gian gần đây, Google cho rằng chuyển hướng 302 có khả năng truyền sức mạnh SEO nhưng dựa vào dự liệu nội bộ thu thập được, tôi thấy sử dụng chuyển hướng 301 vẫn an toàn hơn.
Note: rất nhiều bạn triển khai redirect Http sang Https là dùng code 302, hãy kiểm tra lại và chỉnh sửa, nếu không bạn sẽ bị ảnh hưởng xấu tới SEO toàn trang đấy!
Thiết lập HTTPS không đúng trên trang web. Cụ thể là không chuyển hướng phiên bản HTTP của trang web sang HTTPS có thể gây ra sự cố với các trang trùng lặp
Không chuyển 301 từ trang web cũ sang trang web mới. Vấn đề này thường xảy ra nếu bạn đang sử dụng plugin cho chuyển hướng 301 – chuyển hướng 301 phải luôn được thiết lập thông qua cPanel của trang web
Để lại các thẻ cũ trên trang web từ domain được dàn dựng (staging domain). Ví dụ như thẻ canonical, thẻ NOINDEX, v.v., nói chung là những thẻ làm cản trở quá trình index của các trang trên staging domain.
Index các domain được dàn dựng: Trường hợp này ngược lại với trường hợp trên, nó xảy ra khi bạn đặt không đúng thẻ vào các domain được dàn dựng (hoặc các domain phụ) với mục đích Noindex chúng khỏi SERPs
Tạo “chuỗi chuyển hướng” trong quá trình dọn dẹp các trang web cũ. Nói cách khác là không xác định đúng các trang đã được chuyển hướng trước đó mà cứ thế tiến hành một bộ chuyển hướng mới
Không lưu www hoặc không www của trang web trong tệp .htaccess. Từ đấy xảy ra 2 hoặc nhiều hơn các trường hợp khi Google tiến hành index website bạn thì các trang trùng lặp cũng có khả năng bị index theo.
Làm thế nào để nhận biết các lỗi này
Tiến hành thu thập thông tin đầy đủ trên website (sử dụng SiteBulb, DeepCrawl hoặc Screaming Frog) để nhận được dữ liệu đầu vào cần thiết.
Cách khắc phục lỗi khi di chuyển website
Kiểm tra lại 3 lần để đảm bảo chuyển hướng 301 của bạn được di chuyển đúng cách.
Kiểm tra chuyển hướng 301 và 302 của bạn để chắc rằng chúng đã đến đúng vị trí ngay từ đầu.
Kiểm tra thẻ canonical theo cùng cách trên và đảm bảo rằng bạn đặt thẻ vào đúng vị trí.
Nếu phải chọn giữa việc canonical 1 trang hay chuyển hướng 301 trang đó thì rõ ràng việc chuyển hướng 301 sẽ an toàn và hiệu quả hơn
Kiểm tra mã của bạn để đảm bảo bạn đã bỏ hết các thẻ NOINDEX. Đừng bỏ qua tùy chọn plugins vì có thể các nhà phát triển website đã mã hóa NOINDEX dưới dạng tiêu đề
Cập nhật file robots.txt
Kiểm tra và cập nhật tệp .htaccess
Tốc độ website
Theo nhận định của Google, tốc độ webiste cũng được xem là 1 yếu tố xếp hạng. Thường thì 1 website chỉ nên tải trang trong vòng 2 – 3 giây hoặc ít hơn vì người truy cập rất ghét việc chờ đợi thời gian tải quá lâu. Website chạy quá chậm có thể ảnh hưởng đến doanh thu nữa đấy.
Các lỗi thường gặp trong việc tối ưu hóa tốc độ website
Kích thước hình ảnh chưa được tối ưu hóa phù hợp.
Mã web viết chưa đạt chuẩn.
Tạo ra quá nhiều plugins
Javascript and CSS nặng
Website GTV SEO cần được tối ưu tốc độ
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.