Khi mở một doanh nghiệp hay cửa hàng, bạn tạo lập thêm một trang web và mong muốn nắm được tình hình phát triển của website đó, đồng thời tăng doanh thu cho công ty. Điều này đòi hỏi bạn cần một công cụ phân tích trang web trực tuyến. Google Analytics ra đời sẽ đáp ứng được những yêu cầu đó. Cùng tìm hiểu về Google Analytics và cách thức sử dụng thông qua bài viết sau:
Google Analytic là gì?
Google Analytics do Google cung cấp, được hiểu là một dạng công cụ được sử dụng thông qua Internet, giúp cho các doanh nghiệp hay nhà quảng cáo có thể theo dõi được các số liệu, tình hình phát triển của các hoạt động trên website.
Theo đó, sẽ có robot điện tử trực tuyến quét các dữ liệu để thu thập được các thông tin, đảm bảo sự chính xác của số liệu trên trang web.
Cụ thể, Google Analytic sẽ cho thấy được số lượng khách hàng truy cập vào website, các cú click chuột vào các đề mục, từ khóa, Thời lượng trong một lần truy cập.
Google Analytics rất được ưa chuộng vì hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn là doanh nghiệp, bạn nên lập ra một website riêng và đăng ký Google Analytics để sử dụng. Theo thống kê vào nửa đầu năm 2018, Google Analytic đã hỗ trợ gần 900 triệu website trên thế giới.
Các chỉ số trong Google Analytic
- Chỉ số người dùng
Chỉ số người dùng gọi là Visitor, đây là số lượng người truy cập vào trang web của bạn. Cụ thể, mỗi người ra vào web sẽ được gắn kèm một mã giúp doanh nghiệp quản lý được số lượng và tần suất truy cập của khách hàng cũ và mới.
- Vị trí truy cập của người dùng
Mục này giúp doanh nghiệp xác định được khách hàng đang truy cập tại khu vực nào. Từ đó khoanh vùng được một số địa điểm tiềm năng cho dịch vụ, sản phẩm mà công ty hướng tới muốn quảng bá.
Dựa vào đó, công ty sẽ vạch ra chiến lược đúng đắn, đồng thời nếu đặt biển quảng cáo, tiếp thị cũng đúng điểm nóng hơn, dễ dàng có sự tiếp cận thành công.
- Chỉ số Phiên
Đây là quá trình từ lúc truy cập đến lúc rời khỏi web của khách hàng. Chỉ số phiên giúp bạn đánh giá được hiệu quả của phiên giao dịch hay chiến thuật marketing.
- Thời lượng phiên truy cập
Đây là khoảng thời gian mà khách hàng đã dành ra cho mỗi lần truy cập vào trang web của bạn.
Nếu chỉ số này cao có nghĩa là khách hàng mỗi lần truy cập trang của bạn càng lâu, thể hiện mức độ hiệu quả của trang web bạn càng lớn.
- Tỷ lệ bỏ trang và tỷ lệ rời khỏi trang
Tỷ lệ bỏ trang chính là nó về nhóm người dùng chỉ truy cập vào trang duy nhất một lần mà không có sự trở lại nào sau đó nữa.
Tỷ lệ rời khỏi trang là khi đang tham gia các công đoạn của web, người dùng không muốn tiếp tục hoàn tất nữa nên thoát hẳn ra, bỏ dở quá trình, khiến cho các mặt hàng không được lên đơn thành công, thông tin của khách hàng chưa được thu thập.
- Tỷ lệ chuyển đổi
Chỉ số chuyển đổi cho bạn thấy được số lượng chuyển đổi trong một khoảng thời gian.
Để sử dụng, bạn cần cài đặt mục tiêu cho trang web của bạn.
Cách sử dụng hiệu quả Google Analytic nhất
- Tạo một bảng điều khiển có thể sửa đổi
Tại phần bên trên của trình đơn, bạn chọn bảng điều khiển, chọn sang bảng điều khiển mới.
Công đoạn này giúp bạn có được một bảng tính hiển thị các số liệu mà bạn và những người được chia sẻ có thể thay đổi, chỉnh sửa lại thông tin được. Quá trình này cho phép bạn tạo ra một bảng điều khiển tùy chỉnh để hiển thị tất cả các số liệu mà bạn quan tâm nhất. Bạn cũng có thể tạo nhiều bảng điều khiển tùy chỉnh khác nhau.
- Phân loại những trang kém hơn
Tìm ra được những trang có hiệu quả thấp kém sẽ giúp bạn tìm ra những thiếu sót và nhược điểm mà doanh nghiệp mắc phải trong thời gian qua. Từ đó lên được kế hoạch cũng như chiến lược cần thiết và phù hợp để áp dụng thay thế.
Bạn cần tới các tab Behavior tại bảng điều khiển khi truy cập Google Analytics.
Chọn phần Exit Pages. Nhớ thay đổi các nội dung, thiết kế của web khi cần thiết để phù hợp thị hiếu khách hàng.
- Kiểm tra tốc độ trang web
Bạn nên chú ý để trang web của mình luôn hoạt động mượt mà nhất. Vì các tình trạng web đơ, lỗi giao diện hay đơn giản nhất là tải chậm thì sẽ mất khá nhiều người bỏ trang vì họ sẽ đi tìm các trang web đọc báo, lướt mạng êm hơn.
Google Analytics có một menu phụ, phần Speed Suggestions là đề xuất tốc độ, bạn có thể thay đổi được hiệu suất của trang tại đây.
Bạn chọn menu: kích vào Hành vi, chọn mục Nội dung trang web, chọn sang phần Tốc độ trang web.
- Nghiên cứu hoạt động
Trong tab Behavior, bạn sẽ thấy có phần Behavior Flow. Mục này giúp bạn nhìn thấy những hoạt động phổ biến nhất của khách hàng đã thực hiện khi truy cập vào trang web của bạn. Từ đấy có thể đúc kết ra thị hiếu của khách hàng, những mong muốn phổ biến nhất để từ đó sửa đổi và thúc đẩy quá trình tiếp thị của doanh nghiệp theo hướng tương ứng.
- Bật tính năng Thông Báo Sự Kiện
Bạn cần thiết lập Sự Kiện (Intelligence Events). Vào phần Intelligence Events Overview rồi chọn Custom Alerts. Sau đó, bạn nhận thông báo qua thiết lập email hoặc SMS.
- Phân tích trang web
Bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu khách hàng cần gì, muốn gì. Tuy nhiên đó vẫn là ý kiến khách quan của bạn. Và việc phân tích trang web sẽ giúp các đánh giá đó trở nên khách quan và chính xác hơn.
Bạn chỉ cần nhấp vào tab Hành vi (Behavior), tới phần In-Page Analytics (Phân tích trong trang) là xong.
Qua đây, chúng tôi vừa giới thiệu đến cho bạn một công cụ cực kỳ hữu ích để tiếp thị, quảng bá hay đẩy mạnh chiến lược tiếp cận tới nhóm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. Áp dụng khéo léo và đúng đắn cho doanh nghiệp sẽ giúp mức độ tương tác từ người dùng tăng đáng kể. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nguồn thông tin bổ ích và thiết thực để các bạn có thể áp dụng trong công việc, mang lại thành công và hiệu quả.
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.