Sự hiện diện rộng khắp của các phương tiện truyền thông xã hội trong đời sống người tiêu dùng đã làm thay đổi đáng kể cách tiếp cận của các nhà tiếp thị và quảng cáo. Đặc trưng quan trọng của chúng là “dân chủ hóa” truyền thông và kết nối trực tiếp.
Trên thực tế, vai trò của người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông xã hội đang ngày càng tạo ra sức ảnh hưởng lớn ở nhiều lĩnh vực. Các nhà chuyên môn đã đưa ra dự đoán về một số xu hướng tiếp thị trong năm 2021, và đây chính là cơ sở để các nhà tiếp thị xác định hướng đi cho mình.
Cập nhật những xu hướng tiếp thị nổi bật trong năm 2021
1. Phát trực tiếp video
Người tiêu dùng trẻ tuổi ngày càng thích chia sẻ trải nghiệm trực tiếp bằng cách quay và phát video trực tuyến nhiều hơn. Do đó, các phương tiện truyền thông xã hội hiện nay có xu hướng tích hợp thêm tính năng này trên nền tảng của mình.
Những mạng xã hội chuyên về lĩnh vực này như YouNow, Music.ly, Watch Me Work, Live.ly… sẽ tiếp tục phổ biến trong giới trẻ vì giúp họ tăng cường tính kết nối với thế giới ngay lập tức.
2. Những người có sức ảnh hưởng phải cạnh tranh khốc liệt
Sức ảnh hưởng của PewDiePie – biệt danh của một nhà bình luận game nổi tiếng trên YouTube với hơn 107 triệu lượt người theo dõi (subscriber) – được cho là đã bị ảnh hưởng nhiều sau khi YouTube thay đổi thuật toán. Còn ứng dụng video ngắn Vine từng được Twitter mua lại cách đây 4 năm cũng vừa bị “khai tử” hồi tháng 10. Sự ra đời của ứng dụng tin nhắn chia sẻ video tự hủy Snapchat đã thay đổi hoàn toàn cách giao tiếp trực tuyến của người dùng…
PewDiePie có hơn 107 triệu lượt người theo dõi trên YouTube.
Những thay đổi tương tự vẫn đã, đang và sẽ diễn ra mà không hề có bất kỳ một cảnh báo nào trước.
Một hệ quả tất yếu là những nhân vật có tầm ảnh hưởng (sở hữu nhiều lượt follower – người theo dõi, người hâm mộ) trên một số phương tiện truyền thông xã hội đứng trước nguy cơ phải xây dựng lại “đế chế người hâm mộ” của mình vì buộc phải hủy bỏ tài khoản cũ hoặc “chuyển nhà” sang một nền tảng khác.
Năm 2021 sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chiến duy trì và phát triển thương hiệu cá nhân từ những “ngôi sao” này. Bởi không chỉ ở khía cạnh danh tiếng, truyền thông xã hội còn là phương tiện để họ kiếm được nhiều tiền hơn.
3. "Bộ quy tắc" dành cho các nền tảng xã hội sẽ sớm ra đời
Có một thực trạng là hiện nay, nhiều tin tức trên các phương tiện truyền thông xã hội đến từ các nguồn không đáng tin cậy và do đó dẫn đến một số diễn biến phức tạp khác. Do đó, nhiều chính trị gia và các nhà quản lý lĩnh vực truyền thông, internet sẽ dùng năm 2020 để thúc đẩy sự ra đời của những quy tắc dành riêng cho lĩnh vực này, được cho là có thể sớm có hiệu lực vào năm 2021.
Chẳng hạn như, các thuật toán cần phải “dân chủ” hơn, phần mềm máy tính không còn được tự do “thay thế” người thật để thực hiện một số thao tác trên truyền thông xã hội, mối quan hệ của những người có tầm ảnh hưởng với công chúng phải được minh bạch hơn…
4. Kỷ nguyên mới của trách nhiệm dữ liệu
Nhiều công ty truyền thông kỹ thuật số thường tự công bố những chỉ số được cho là phi thực tế, những dữ liệu quảng cáo được phóng đại quá mức để cho thấy sự thống trị thị trường của mình. Đứng trước thực trạng đó, nhiều chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp này nên thể hiện “trách nhiệm dữ liệu” nhiều hơn bằng cách hợp tác với một bên thứ ba hoàn toàn trung lập.
Sự tham gia của bên thứ ba là điều cần thiết trong việc minh bạch hiệu quả thực sự của quảng cáo trực tuyến.
Josanne Ryan – CEO Hiệp hội kiểm toán truyền thông Úc (AMAA) tin rằng, để tạo sự tin tưởng cho các nhà quảng cáo, tất cả các công ty truyền thông kỹ thuật số hiện đại cũng nên tuân theo các tiêu chuẩn kiểm tra, kiểm toán độc lập mà những hãng truyền thông truyền thống đã phải tuân theo trong nhiều thập kỷ qua, theo The Huffington Post.
Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp quảng cáo cũng có cùng quan điểm này. Họ sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của bên thứ ba nhằm công khai, minh bạch hiệu quả thực sự của quảng cáo trực tuyến.
5. Sự phát triển mạnh mẽ của "bot"
“Bot” là cách gọi đơn giản của “robot web” hay “robot WWW” – những phần mềm ứng dụng có thể chạy tự động một số tác vụ trên internet.
Một nghiên cứu gần đây của DigitasLBi cho thấy, trong số ba người Mỹ sẽ có một người sẵn sàng mua hàng sau khi sử dụng phương tiện chatbot (phần mềm có khả năng tương tác với người thật). Được biết, Facebook hiện sở hữu 30.000 bot dạng này để giúp đỡ người dùng giải quyết một số nhu cầu cụ thể.
Nhìn thấy được lợi ích của việc tận dụng bot như một trợ lý cá nhân của người dùng, chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Sephora (Pháp) đã khá thành công khi sử dụng ứng dụng Kik (một ứng dụng nhắn tin có tích hợp chatbot) để cung cấp dịch vụ hướng dẫn trang điểm cho khách hàng. Các hãng bán lẻ khác như Nordstrom và Mall of America cũng “đặt cược” vào bot để gia tăng doanh thu bán hàng trong dịp mua sắm cuối năm nay.
Sự đón nhận cởi mở của người tiêu dùng đối với các trải nghiệm thương mại thông qua bot cho thấy khả năng chúng sẽ đóng vai trò thương mại lớn hơn nữa trong năm 2021.
Khách hàng cần gì ở thương hiệu?
Nhu cầu phải được đáp ứng nhanh
Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu được thỏa mãn mong muốn càng nhanh càng tốt. Khi một thương hiệu không đáp ứng được nhu cầu đó, khách hàng sẽ chuyển sang một thương hiệu khác. Vì vậy, hãy cung cấp các giá trị cho khách hàng càng sớm càng tốt. Giá trị ở đây không chỉ là sản phẩm cuối cùng, mà còn có thể là thông tin. Chẳng hạn, khi nhận được thông tin phản hồi nhanh chóng từ thương hiệu, niềm tin của người mua hàng cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Do đó, trong năm 2020, để nâng cao sự hài lòng cho khách hàng, thương hiệu cần phải công khai minh bạch thông tin về sản phẩm, các nguồn thông tin cần thiết để tham khảo trong một số trường hợp nhất định và tạo ra các kênh tương tác nhanh chóng như thiết kế website thông qua dịch vụ thiết kế website đà nẵng với đầy đủ chức năng tiện ích kết hợp với kênh tương tác mạng xã hội.
Cá nhân hóa
Sự cá nhân hóa giúp gia tăng tính gắn kết cảm xúc giữa khách hàng với thương hiệu, vì nó giúp họ khẳng định bản thân nhiều hơn. Hãy tạo điều kiện để khách hàng được lựa chọn. Ví dụ, các nhãn hàng thời trang có thể cung cấp sản phẩm cho phép khách hàng được tinh chỉnh kiểu dáng hoặc màu sắc sao cho phù hợp nhất với phong cách của mình.
Cải thiện khó khăn
Khách hàng luôn thích những lựa chọn dễ dàng, tiện lợi nhất. Vì vậy, thương hiệu nên chú trọng đầu tư cho mảng tự động hóa. Gợi ý sẵn cho khách hàng những sản phẩm có thể họ sẽ có nhu cầu hoặc sẽ thích là một ví dụ. Đồng thời, các nhà tiếp thị cũng nên đưa ra thông điệp rõ ràng rằng sản phẩm/dịch vụ của mình sẽ giúp cuộc sống của khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Sự tiết kiệm thời gian, công sức cho khách hàng chính là lợi thế cạnh tranh cốt lõi và là ưu thế luôn được họ đánh giá cao.
Sưu tầm
Quyền Trang
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.