Google Panda có thể xem là thuật toán thu hút sự chú ý cũng như mối bận tâm của đông đảo anh em SEO nhất trong năm 2018 này. Mới bước sang đầu tháng 6 thôi mà Google đã có 3 lần update về Google Panda. Cụ thể, vào tháng 1, tháng 3 và tháng 5. Tuy nhiên vào lần update tháng 5 vẫn chưa có sự thay đổi gì nhiều và rõ ràng trên mặt trận thứ hạng hiển thị so với tháng 1 và tháng 3.
Ở phần 1 của bài viết về thuật toán Google Panda, tôi đã cho bạn thấy những nguyên nhân chính làm website bạn dễ bị dính Panda nhất đó là duplicated/thin content, title, meta tag…dựa trên cách thức Panda soi xét content trên html.
Phương pháp sửa ngắn hạn là để no-index thẻ tag và sử dụng canonical tag trên các bài viết chính. Ngoài ra còn có một phương pháp lâu dài là cải thiện content kém chất lượng trên website với chiến lược giữ-bỏ.
Mục lục [Ẩn]
1 Dấu hiệu chính cho thấy bạn đang dính thuật toán Panda
1.1 Organic traffic giảm dần theo thời gian
1.2 Các từ khóa chỉ quanh quẩn từ top 7 đến trang 3
1.3 Traffic giảm một nửa
2 Các trường hợp dẫn đến tình trạng Panda phạt
2.1 Panda trên phương diện Off-page SEO
2.2 Keyword Cannibalization
2.3 Ảnh hưởng của Panda lên tên miền có từ khóa chính xác (Exact matched domain)
2.4 Schema
3 Các công cụ hỗ trợ sửa phạt Panda
3.1 Copy scape
3.2 Siteliner
4 Kết luận
Dấu hiệu chính cho thấy bạn đang dính thuật toán Panda
Từ bài viết, bạn cũng nhận ra được 3 dấu hiệu chính cho thấy website đang “dính” Panda đó là:
Organic traffic giảm dần theo thời gian
Đầu tiên phải kể đến hiện tượng traffic của website giảm dần theo thời gian. Đây được xem là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận diện nhất. Ở khoảng thời gian đầu giảm traffic, có thể bạn thấy nó không ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên, qua 1 hay 2 tháng, thậm chí nhanh hơn là chỉ vỏn vẹn vài tuần sau đó, bạn sẽ nhận ra ngay độ giảm sút traffic ngày càng mạnh mẽ; trầm trọng. Nó kéo theo hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực khác mà Google Panda mang đến cho website của bạn.
Ví dụ minh họa về sự sụt giảm organic traffic dưới tác động của Google Panda
Nếu website bạn gặp tình trạng duplicated content với số lượng ít thì Panda sẽ ko phạt liền mà chờ đến khi mức duplicate lên đến 20%-30% mới kéo traffic xuống.
Liên quan đến hiện tượng này, tôi xin có vài lưu ý về sự khác biệt giữa Panda và Penguin. Nếu hình phạt từ Panda kéo traffic xuống dần dần thì Penguin hoàn toàn trái ngược, phạt thẳng tay và traffic giảm không phanh xuống tận đáy.
Website gtvseo.com bị phạt Penguin khoảng cuối tháng 1/2018
Các từ khóa chỉ quanh quẩn từ top 7 đến trang 3
Ở trường hợp khi bạn cố gắng SEO mãi bộ từ khóa chính mà nó chẳng khi nào vượt top 5 mà cứ kẹt mãi ở top 7, hoặc tàng tàng nằm mãi trang 3. Mặc dù, vẫn miệt mài bắn backlink vào, đi mạng xã hội hay bơm thêm traffic bằng Google Adword mà thứ hạng vẫn không hề cải thiện thì xác định bạn đã dính thuật toán Google Panda nhé.
Traffic giảm một nửa
Thêm 1 dấu hiệu nhận biết Google Panda khác nữa là website đang hoạt động tốt bỗng dưng lại mất đi một nửa traffic khiến website từ top đầu trang 1 lập tức bay vèo xuống cuối trang 1 hay qua đến trang 2. Lúc này, số lượng organic traffic vẫn có nhưng còn rất ít không đáng kể.
Sau khi phân tích kỹ bằng công cụ Screaming Frog và tiến hành điều chỉnh xong các lỗi cơ bản, bạn nên submit lại các liên kết đã điều chỉnh với Google.
Nếu website có quá nhiều trang được điều chỉnh thì cách tốt nhất là submit lại sitemap nhờ vào công cụ webmaster tool
Sẽ có thể mất khoảng 3 tuần hoặc hơn để Google index lại số Url bạn đã điều chỉnh tùy vào số lượng url nhiều hay ít.
Ví dụ bạn muốn Google re-index lại 10,000 trang trở lên thì có thể mất 1 tháng. Còn nếu số lượng khoảng vài ngàn trang thôi thì bạn có thể thấy sự dao động của website trong vòng khoảng 2-3 tuần.
Nếu bạn chưa rõ Web mastertool là gì và cách submit sitemap thì xem cụ thể bài viết tại đây
Các trường hợp dẫn đến tình trạng Panda phạt
Tiếp theo đây, tôi sẽ giới thiệu thêm cho bạn một số hiện tượng khác mà Google Panda có thể phạt website của bạn. Đặc biệt những thông tin này bạn sẽ chẳng tìm thấy chỗ nào khác nhắc tới đâu nhé.
Cùng theo dõi ngay nào!
Panda trên phương diện Off-page SEO
Nếu xem kĩ video và bài viết trước, tôi có nói Google Panda sẽ phạt bạn cả về mặt onpage lẫn offpage SEO nhưng hầu như toàn bài chỉ nhấn mạnh về onpage. Đến hôm nay, không để bạn chờ lâu, tôi sẽ giải thích kĩ lưỡng hơn về hiện tượng Panda phạt bạn Off-page thế nào?
Lấy ví dụ cụ thể như sau: Bạn bắn về website khoảng 40 đến 400 backlinks. Trong đó, 10 hoặc 100 backlinks đầu tiên, bạn spin bài viết hàng ngày bằng nhiều cách rồi chèn link vào bắn về website. Tuy nhiên, nếu không spin kỹ; chỉ sơ sài bấm spin editor và spin cho có thì chắc chắc content sẽ trùng lặp, không đạt chuẩn unique thì dẫn đến tình trạng Google coi những trang web đó là copy và khả năng cao bị Panda phạt.
Một điều hết sức quan trọng bạn cần ghi nhớ là liên kết backlinks đóng vai trò như cầu nối giữa 2 trang: trang chứa backlinks và trang SEO của bạn. Nếu trang backlink bị phạt thì website của bạn cũng sẽ chịu phần nào ảnh hưởng. Song, điều này không có nghĩa backlink bạn nhận được trong những trường hợp này luôn là backlink bẩn. Chúng có thể là những backlink chất lượng có chỉ số Trust flow và những chỉ số khác cao, thậm chí có nhiều traffic đổ vào website liên quan đến website của bạn nữa.
Tóm lại, sau khi bắn link vào mà không thấy tác dụng thúc đẩy hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến từ khóa thì sẽ có thể có 2 trường hợp xảy ra:
Một là bản thân backlink ấy kém chất lượng, spam
Hai là nội dung chứa backlink ấy đang bị Panda phạt
Nhiệm vụ của bạn khi ấy là kiểm tra lại thật kĩ toàn bộ backlink và những thứ liên quan đến chúng. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp thứ 2 thì việc bạn nên làm là điều chỉnh lại content trên trang backlink thay vì tiến hành disavow hay xóa bỏ những backlink ấy.
Vd: bạn có điểm chất lượng backlink: 15đ
Điểm google Panda phạt nội dung chứa backlink: -20đ
Từ những điểm số trên có thể thấy website bạn đang bị ảnh hưởng tiêu cực (tổng điểm là -5đ). Lúc này, nếu bạn disavow hay gỡ bỏ backlink đó thì chỉ giúp website thoát khỏi tình trạng xấu trong thời gian ngắn (tổng điểm = 0đ). Tuy nhiên, nếu bạn điều chỉnh lỗi dublicated content trên trang nội dung chứa backlink thì sẽ khiến website có được điểm số cao hơn từ Google (15đ), thứ hạng từ khóa cũng vì vậy mà cải thiện tốt hơn. Cách 2 chẳng phải tuyệt vời hơn rất nhiều sao?
Tương tự với các trường hợp duplicate content khác về thẻ tag hay content ở trên website chứa backlink, Google Panda phạt toàn phần website này. Và vẫn với quy luật cũ, nếu có 20%-30% backlink bị phạt Panda trỏ tới thì website của bạn cũng bị Panda phạt theo luôn.
Tôi nhắc lại một lần nữa: Panda nó không phạt bạn ngay khi có hiện tượng duplicate content trên nội dung chứa backlink đâu. Nó sẽ nhìn bạn, canh chừng và thu thập dữ liệu đủ (khi lỗi duplicate này đạt tới tầm 20% – 30%) thì búng tay 1 phát, từ khóa bạn đang top 1 rơi rớt xuống trang 2, trang 3. Hôm sau lại về trang 1, rồi lại mất hút…
Đó là trường hợp Panda phạt trên khía cạnh Off-page.
Keyword Cannibalization
Trước tiên, tôi sẽ muốn nhắc lại khái niệm keyword cannibalization. Đây là hiện tượng khi bạn vô tình hay chủ đích tạo lập nên nhiều bài viết cùng nói về một chủ đề hay cùng tối ưu một số từ khóa cụ thể. Điều này dẫn đến cả 2 trang Url hoặc hơn thế đều được hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Và hầu hết kết quả cuối là không có trang nào lên vị trí top 10.
Xem video cụ thể về Keyword Cannibalization để hiểu rõ hơn về tình trạng này
Cũng chính từ video này, tôi nhận được một số câu hỏi liên quan khá thú vị:
Tại sao website của tôi vẫn có 2 trang được lên top mặc dù 2 trang đó tối ưu từ khóa y chang? (dịch vụ SEO của GTV)
Tại sao 2 trang đứng top đó đều có bài viết chất lượng mà lại phải giảm mật độ từ khóa hay giảm sự tối ưu xuống?
Sẵn đây, tôi sẽ giải đáp luôn những thắc mắc này!
Thực chất là 2 trường hợp kể trên vẫn có thể xảy ra! Nhưng, bạn biết đấy phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu muốn giữ lại mọi thứ, bạn phải chắc chắn kiến thức SEO của mình đủ cao siêu để bạn có khả năng seo 2 hay 3 trang lên, bạn biết bạn đang làm gì, đang cần tối ưu những gì, hiểu chính xác thuật toán Google muốn bạn làm gì hay không muốn bạn làm gì?
Nếu không chắc chắn những điều kể trên mà chỉ nghe hoặc nhìn người khác đã thực hiện thành công thì đừng vội áp dụng. Thay vào đó, bạn nên ngăn chặn các rủi ro xảy ra với vấn đề keyword cannibalization này.
Bạn có thể kiểm tra keyword cannibalization bằng Screaming Frog hoặc search google theo cú pháp site:domain + keyword seo.
Ví dụ: Bạn tìm kiếm cụm từ: “site:gtvseo.com dịch vụ seo” lúc này bạn có thể xem những trang khác cũng đang tối ưu từ khóa “dịch vụ seo” tương tự như hình sau:
Như đã nói, nếu website của bạn không đủ độ trust nhất định hay bạn chưa có những kiến thức vững vàng trong lĩnh vực seo thì tốt nhất bạn không nên tối ưu nhiều trang theo cùng 1 từ khóa. Mục đích của việc này nhằm ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra về vấn đề keyword cannibalization.
Google Panda khi vào xem xét website, nó sẽ ưu tiên quan sát những trang được tối ưu duy nhất; nếu nó vào scan 1 ngàn trang và thấy tất cả các trang đều tối ưu theo các chủ đề hay bộ từ khóa riêng biệt nhất định thì Google sẽ dễ dàng nhận diện và cho bạn lên đúng url hơn.
Đối với website gtvseo.com do đã có độ trust cao và được SEO rất kỹ theo chủ đích ban đầu nên không bị ảnh hưởng. Nhưng trong tương lai, tôi cũng sẽ muốn điều chỉnh lại để hạn chế hiện tượng keywords cannibalization.
Ảnh hưởng của Panda lên tên miền có từ khóa chính xác (Exact matched domain)
Thêm một trường hợp khác, đó là Panda rất thích phạt những website có tên miền là từ khóa chính xác (Exact matched domain).
Lấy ví dụ điển hình là trang dichvuseo.com
Trước đây, nó đã từng đứng vị trí top 3 hoặc 4, nhưng giờ nó đứng ở vị trí top 7 thì khả năng cao là nó đã bị dính hình phạt của Google Panda rồi. Thứ hạng website đang rớt xuống so với hồi đó.
Lí do nó bị Panda phạt là thế này: với các domain có từ khóa chính xác; nếu bạn dùng Yoastseo để tối ưu thì Yoast sẽ có xu hướng tự động đặt tên tiêu đề (title) cho toàn bộ trang với cái tên nó đã đặt ở trang chủ.
Ví dụ cụ thể ở đây là cái tên “Dịch vụ SEO”. Có quá nhiều trang Dịch vụ SEO ở trên đây.
Từ đó xảy ra hiện tượng Keyword Cannibalization. Hiển nhiên, Google sẽ kìm hãm website bạn ở bộ từ khóa “dịch vụ SEO” này và kéo thứ hạng bạn xuống.
Bạn có thể cứu vớt lại tình trạng này nếu website có độ trust cao hoặc đẩy thêm nhiều backlink mạnh vào. Nhưng như thế thì tốn quá nhiều nguồn lực. Thay vào đó nếu xác định đúng thì chỉ cần bỏ đi tính năng đặt thêm cụm từ “Dịch vụ SEO” tự động này của Yoast thì sẽ giải quyết được vấn đề.
Mặt khác, nếu bạn muốn giữ lại tất cả từ khóa “dịch vụ SEO” vì đó là từ khóa thương hiệu của mình hoặc bạn muốn seo từ khóa là từ khóa chính xác thì bạn cần phải có Entity. Nghĩa là Google cần phải nhận diện bạn như 1 thực thể. “Dịch vụ SEO” ở đây là 1 thương hiệu. Từ đấy, Entity giúp bạn phòng chống hiện tượng bị keyword cannibalization. Và đồng thời giúp Google thúc đẩy từ khóa của bạn lên top nhanh hơn.
Lưu ý: Với những newbie chưa biết về Entity, bạn có thể tham khảo thêm video về buổi offline Entity Building 2.0: Let your website talk của GTV vừa qua.
Schema
Schema cũng là 1 dấu hiệu phạt đáng chú ý từ Google Panda. Vậy, Panda phạt gì về vấn đề schema?
Google đưa ra quy luật rõ ràng về vấn đề Schema như sau: nếu bạn khai gì trên schema thì người dùng phải thấy y chang như vậy trên website của bạn. Ví dụ: bạn làm schema review và khai rằng website đang có 100 lượt review trên website, đồng thời website được đánh giá 5 sao,… thì lẽ dĩ nhiên, hết thảy những thông số ấy phải hiển thị chính xác trên trang web bạn đang quản lý.
Nếu các thông tin này sai lệch hay nói cách khác là schema bạn làm sai với quy luật của Google; đến 1 lúc nào đó Google scan qua và thu thập đủ dữ liệu về bạn, nó sẽ tiến hành phạt bạn ngay.
Đừng nghĩ rằng bây giờ bạn chưa thấy hiện tượng sụt giảm traffic thì nghĩa là bạn đang an toàn đâu. Việc Google ghé thăm và thu thập dữ liệu có thể tới vài tháng. Đến một ngày đẹp trời, bỗng dưng bạn thấy từ khóa lặn tăm thì lúc ấy mới biết thì quá muộn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh bạn nhé! Tương tự, thuật toán Penguin cũng thế. Có thể sau khi bắn link spam, link bẩn, link dính foot print hằng tháng trời sau đó bạn mới thấy án phạt kéo về.
Các công cụ hỗ trợ sửa phạt Panda
Trong quá trình làm SEO, để tránh các hình phạt Google, đặc biệt là vấn đề copy bài viết, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nhiều công cụ kiểm tra. Dưới đây, tôi gợi ý 2 công cụ phổ biến sau:
Copy scape
Copy scape là công cụ trả phí giúp bạn theo dõi những nội dung bạn đã copy từ trang khác hoặc nội dung nào trên trang bạn đang bị trang khác copy. Chú ý cột Risk bài viết nào có màu càng đậm thì chứng tỏ đó đó là những bài viết bị copy nhiều nhất.
Nên tập trung sửa chữa những trang bị đánh giá màu đậm, độ rủi ro Panda phạt cao.
Siteliner
Thêm 1 công cụ khác là siteliner với chức năng tìm nội dung copy dựa trên gốc domain của bạn (Duplicate content on your site) sẽ báo cho bạn chỉ số phần trăm giống nhau giữa các bài. Đây cũng là 1 công cụ trả phí!
Kết luận
Trong bài viết tâm huyết này và cả bài viết ở phần 1, tôi đã cho bạn thấy hết 95% các nguyên nhân chủ yếu dẫn đấn thuật toán Google Panda: như cách Panda phạt Off-page; hiện tượng keyword cannibalization trên nội dung Url và trên trường hợp tên miền có từ khóa chính xác, khai báo Schema không chuẩn xác.
Cùng với đó là phương pháp sửa lỗi tối ưu để cải thiện và ngăn ngừa thuật toán bằng các công cụ phổ biến như CopyScape, Siteliner và cả Screaming Frog (công cụ yêu thích nhất của tôi!)
Hãy ghi nhớ kỹ rằng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Panda sẽ không phạt bạn ngay mà chờ đợi thu thập đủ dữ liệu về bạn (20% – 30% lỗi duplicate) mới thẳng tay bắn rơi từ khóa của bạn. Sau khi đọc bài này, tôi hy vọng bạn sẽ bắt tay vào sửa lỗi ngay, sớm nhất có thể để phòng tránh các đợt update Panda trong các tháng tới!
Nguồn: GTV SEO
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.