Customer insight là gì?
“Customer insight” là thuật ngữ khá quen thuộc đối với các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người hiểu sai về Customer insight và chưa biết cách ứng dụng vào chiến lược marketing của mình. Vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Customer insight là gì? Và cách xây dựng được Customer Insight hiệu quả nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mời bạn đọc theo dõi:
Customer insight là gì?
Customer insight là thuật ngữ dành cho những người làm hoạt động kinh doanh bán hàng. Customer insight được đánh giá, đo lường dựa trên hành vi, kinh nghiệm, niềm tin, nhu cầu và mong muốn của họ. Từ đó, giúp các nhà doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược kinh doanh của mình, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Nhằm tăng doanh thu bán hàng để doanh nghiệp và khách hàng đều có lợi.
Ngoài việc sử dụng customer insight trong chiến dịch quảng cáo, người ta còn sử dụng trong lĩnh vực phát triển sản phẩm hoặc trade marketing. Customer insight là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bạn phát triển sản phẩm đúng theo mong muốn của khách hàng.
Phân tích ưu điểm, nhược điểm của Customer Insight
Việc phân tích ưu điểm, nhược điểm của customer Insight sẽ giúp bạn nhìn nhận được khuôn mẫu trong hành vi mua hàng, hiểu được tâm lý khách hàng. Từ đó, thúc đẩy doanh thu và tăng lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.
Ưu điểm
- Tăng lợi thế cạnh tranh và giành được ưu tiên trong lòng người tiêu dùng
- Gia tăng thị phần. Công ty dễ dàng khai thác các cơ hội chưa được khai thác trên thị trường. Và nếu việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, thì % thị phần sản phẩm cũng sẽ tăng nhanh.
- Thay đổi chiến lược thích nghi với thời gian. Thời gian thay đổi và nhu cầu người dùng cũng không ngừng thay đổi. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết nắm bắt xu hướng và nhanh chóng thay đổi bản thân để giữ chân họ.
Nhược điểm
- Không có lượng dữ liệu nào thống kê chính xác nhất về hành vi tiêu dùng của khách hàng
- Do sở thích người tiêu dùng thay đổi liên tục, nên doanh nghiệp khó nắm bắt được tâm lý đúng thời điểm.
Customer insight bao gồm những thông tin nào?
Customer insight bao gồm những thông tin như:
- Đánh giá mức độ tác động: giúp doanh nghiệp hiểu được những thứ mà họ đã thực hiện tác động như thế nào đến hành vi khách hàng và đồng thời cho phép dự đoán các phản ứng của khách hàng với những thay đổi đang được đề xuất.
- Đánh giá giá trị trọn đời: giúp doanh nghiệp đo lường nhiều yếu tố như chi phí để có một khách hàng và tỉ lệ khách hàng ngưng sử dụng dịch vụ.
- Phân tích khuynh hướng: Giúp doanh nghiệp đoán được hành vi của khách hàng trong tương lai dựa trên khảo sát hiện tại.
- Phân tích cross-sell / up-sell: xác định mối quan hệ giữa các sản phẩm và dịch vụ nhằm hiểu cách tốt nhất để kết hợp các sản phẩm lại với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất.
Làm sao để xây dựng được Customer Insight chuẩn?
Bất cứ sự việc gì đều có hai mặt của vấn đề. Hơn nữa, Customer Insight vẫn là bản nghiên cứu khách hàng hiệu quả nhất. Vậy nên, việc xây dựng Customer Insight chuẩn rất quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp nên biết.
Customer insight là gì?
Bước 1: Xây dựng đội ngũ chuyên lập Insight
Đội ngũ chuyên sâu xây dựng customer Insight hiệu quả là những người sáng tạo và quảng giao, có khả năng tác động đến thị trường để tìm ra các khách hàng và nhu cầu tiềm năng.
Bởi lẽ, những người có tính sáng tạo, khả năng tương tác với người dùng bằng nhiều cách khác nhau và đưa ra nhận định sâu sắc dưới nhiều góc nhìn cần thiết. Trong đội cũng cần có người chỉ huy.
Bước 2: Tìm hiểu về doanh nghiệp và sản phẩm bằng cách trả lời 6 câu hỏi
Đây là bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Nó giúp bạn xây dựng dàn ý cụ thể về việc bạn phải làm gì, bạn cần thực hiện điều gì để khảo sát khách hàng, … Đây chính là nền tảng cho một Insight thật sự có hiệu quả cho việc kinh doanh.
6 câu hỏi mà bạn cần trả lời, đó chính là:
- Câu 1: WHY – Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì?
- Câu 2: WHEN – Khi nào kế hoạch được thực hiện?
- Câu 3: CONSTRAINTS – Những hạn chế hay giới hạn nào mà bạn phải cân nhắc?
- Câu 4: WHO – Phân khúc khách hàng nào có liên quan đến việc nghiên cứu customer insight của bạn?
- Câu 5: WHAT – Loại dữ liệu nào bạn cần phải thu thập?
- Câu 6: WHO – Ai sẽ là người thực hiện & chịu trách nhiệm chính?
Bước 3: Tiến hành khảo sát về customer insight
Khi đưa ra mục tiêu và kế hoạch của doanh nghiệp mình rồi, bạn có thể bắt đầu tiến hành khảo sát. Bạn có thể khảo sát bằng câu hỏi dạng đóng hoặc mở. Từ đó, bạn có thể đưa ra kết luận về nhu cầu của khách hàng, cũng như hiểu rõ hơn thói quen mua sắm của họ. Đôi khi, các phản hồi của họ còn giúp bạn xác định được xu hướng sẽ lên ngôi sắp tới.
Bước 4: Chọn nền tảng customer insight thích hợp
Nền tảng customer thúc đẩy mối quan hệ người tiêu dùng, giúp các nhà nghiên cứu thị trường có thể triển khai khảo sát. Tạo niềm tin cho khách hàng khi mua sản phẩm thông qua cuộc khảo sát bằng những câu hỏi mở.
Tóm lại, Customer Insight là công cụ khá quan trọng và có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển và cải tiến sản phẩm theo nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này thông qua dịch vụ thiết kế web đà nẵng giúp ích cho bạn tìm hiểu rõ về cách xây dựng Customer Insight một cách hiệu quả và phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!
Sưu tầm
Quyền Trang
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.