Theo số liệu thống kế năm 2013, Việt Nam có tới 31 triệu người sử dụng Internet, 66% truy cập Internet mỗi ngày. Và 86% người dùng Internet có thói quen truy cập mạng xã hội. Tức là có đến 26,66 triệu người dùng mạng xã hội. Đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet. Việt Nam đang là nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng Facebook tính đến tháng 7/2013 .
(Tổng quan về Facebook Marketing 2013 & Số liệu Social Media quý 1/2014)
Điều này có thể giúp chúng ta biết được rằng mạng xã hội Facebook không chỉ tiềm năng trong kinh doanh bán hàng, phát triển sản phẩm, dịch vụ, mà còn có thể được ứng dụng để nghiên cứu (research) đối tượng, đối thủ, sản phẩm. Ở bài viết này mình sẽ chia sẻ với bạn việc sử dụng Facebook Demographics (một công cụ trong phần setup chiến dịch quảng cáo của Facebook) để thực hiện Research Marketing nói chung, hoặc Research Facebook Marketing nói riêng.
[wc_box color=”warning” text_align=”left”]Để cho mạch bài được xuyên suốt và bạn có thể hiểu một cách dễ dàng, mình sẽ show case study mà mình trực tiếp nghiên cứu và triển khai. Giao diện Facebook là tiếng Anh Mỹ.[/wc_box]
Mục lục nội dung [Ẩn]
1. Giới thiệu về sản phẩm
Một sản phẩm dành cho những người thích Chiêm tinh học, ngành khoa học Huyền bí phương Tây, những người đang tìm kiếm và tin tưởng vào giá trị của chính bản thân mình, thời gian đầu sẽ ngắm đến thị trường ở VN.
Ở đây chúng ta mặc định là sản phẩm tốt nhé
2. Tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng
Chính xác là mình sẽ tìm kiếm cộng đồng có chứa những người thích Chiêm Tinh Học, khoa học Huyền Bí… càng nhiều càng tốt. Và mình tìm 4 Fanpage lớn nhất về Chiêm tinh học (Horoscope):
- Username/UserID: Địa chỉ của fanpage.
- Likes: Tổng lượt like (lượng fans) tính đến thời điểm hiện tại.
- Active Users: Tổng người dùng có tương tác trên Fanpage.
- Potential Reach: Tổng người dùng tiềm năng có thể quảng cáo đến họ, và có thể phân tích dữ liệu từ họ.
3. Tạo đối tượng tùy chỉnh
Sau khi đã có 1 lượng lớn đối tượng tiềm năng (đủ để phân tích, research thị trường), ta hãy get toàn bộ UID của người dùng (Bạn có thể sử dụng tools iTarget hoặc bất cứ một tools gì cũng được, miễn là get được UID), và thêm vào Custom Audiences.
Vậy là mình đã có [wc_highlight color=”red”]110,000 khách hàng tiềm năng[/wc_highlight], trước tiên là phục vụ cho mục đích nghiên cứu thị trường của mình rồi.
4. Tạo quảng cáo Facebook Ads
Ở mục Audience, bạn hãy thêm tập đối tượng tùy chỉnh:
Nhìn sang bên phía bên phải màn hình, bạn sẽ thấy một cột nhỏ là Audience Definition, nó chính là những gì chúng ta cần quan tâm. 110,000 người chúng ta có thể reach tới.
Hãy thật chú ý cái cột nhỏ này, nó sẽ rất rất hữu dụng với người làm Facebook Marketing, nhờ có nó bạn sẽ biết nên target đến đối tượng nào là hợp lý, target đến đối tượng nào là không hợp lý.
5. Demographics Target Audience
Hãy cùng xem cái cụm từ này làm được những gì nhé…
5.1. Giới tính
Hãy xem ở mục Gender, thay vì để All, hãy thử click vào [wc_highlight color=”yellow”]Men[/wc_highlight] hoặc [wc_highlight color=”yellow”]Women[/wc_highlight] đi nào. Bạn sẽ biết được nam hay nữ quan tâm đến sản phẩm của bạn nhiều hơn, và chính xác là bao nhiêu %.
Biểu đồ được tạo nên từ chính những số liệu mà Facebook Audience Definition cung cấp.
Nữ hiển nhiên là quan tâm đến cái Horoscope nhiều hơn nam rồi!
5.2. Độ tuổi
Các tùy chỉnh bạn đã thiết lập từ trước đó như giới tính, sở thích, hãy để về mặc định. Lúc nào cột Audience Definition thông báo đủ đối tượng tiềm năng như ban đầu thì mới nên tiếp tục công việc nghiên cứu của mình (để đảm bảo sự chính xác).
Giờ hãy click vào mục độ tuổi. Có một số quy tắc mà mình đã xác định rõ trước khi làm Research, đó là xác định nhóm tuổi, dưới đây là các nhóm tuổi mình thường đưa vào nghiên cứu, vì những nhóm này có sự khác biệt về sự trưởng thành cũng như nhận thức rõ rệt.
- 13-17
- 18-24
- 25-34
- 35-44
- 45-54
- 55+
Và mình cũng khuyên bạn khi làm Research nên chia nhóm độ tuổi như thế này, rất nhiều báo cáo uy tín trên thế giới có áp dụng các nhóm độ tuổi này, kể cả Google.
Độ tuổi quan tâm đến Chiêm tinh học, 18-24 là nhiều nhất, cả nam và nữ.
Vẫn chưa đủ, mình cần chi tiết hơn nữa về độ tuổi, mình cần tỷ lệ chính xác. [wc_highlight color=”yellow”]Bạn hãy chọn giới tính là nam/nữ và chọn nhóm tuổi[/wc_highlight]. Các chỉ số hấp dẫn khác sẽ hiện ra.
Vẫn nhờ những số liệu đó, mình biết được rằng 61% nữ giới từ 18-24 tuổi thích Chiêm tinh học.
64% nam giới từ 18-24 tuổi thích Chiêm tinh học (thực ra là Horoscope, mấy ai biết rõ chiêm tinh học nó là cái gì. Hehe).
5.3. Sở thích
Bạn hãy click vào [wc_highlight color=”yellow”]More Demographics[/wc_highlight], và chọn [wc_highlight color=”yellow”]Interest In[/wc_highlight]…
Bạn sẽ biết thêm những đối tượng mục tiêu của mình họ thích gì, và tỷ lệ chính xác là bao nhiêu…
Đối tượng tiềm năng của mình thích nhất là [wc_highlight color=”yellow”]Entertainment [/wc_highlight]& [wc_highlight color=”yellow”]Hobbies and activities[/wc_highlight]…
Hẳn là họ thích những thứ này rồi…
Hãy thử từng mục một (hơi mất thời gian nhưng bạn nên làm thế), và nhớ là mỗi lần thử tùy chọn mới thì hãy xóa tùy chọn cũ đi.
5.4. Tình trạng quan hệ
Một vài trường hợp bạn sẽ rất cần đến thông tin về tình trạng quan hệ của đối tượng mục tiêu, ví dụ như khi bạn bán đồ dành cho người lớn, nội thất gia đình,…
Ở mục [wc_highlight color=”yellow”]More Demographics[/wc_highlight], bạn chọn [wc_highlight color=”yellow”]Relationship Status[/wc_highlight]. Mình cần lấy 3 nhóm tình trạng quan hệ:
- Độc thân
- Đang trong một mối quan hệ
- Đã cưới
Nhóm tuổi 18-24 thì tỷ lệ độc thân là rất cao rồi.
5.5. Trình độ học vấn
Việc tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu của mình họ có học thức như thế nào rất quan trọng, bạn sẽ phải quyết định viết một vấn đề thật mạch lạc dễ hiểu, hay mang đầy tính học thức khi biết rõ phần đông đối tượng tiềm năng của mình có trình độ học vấn ra sao.
Ở mục [wc_highlight color=”yellow”]More Demographics[/wc_highlight], bạn chọn [wc_highlight color=”yellow”]Education Level[/wc_highlight].
Là những người có học thức…
6. Đối tượng mục tiêu
Cái này chốt, sau khi đã xác định chính xác số liệu cũng như tỷ lệ phần trăm về các nhóm, chúng ta nên hiểu rõ giữa việc chính xác theo tỷ lệ và lựa chọn theo cảm tính (kinh nghiệm). Sau một số bước tổng hợp dữ liệu, mình xác định được đối tượng mục tiêu của dự án này, một mảng mà mình không chuyên.
[wc_box color=”inverse” text_align=”left”]
- Giới tính: Nữ
- Tuổi:
- 13-17: Có nhu cầu
- 18-24: Tỷ lệ hiệu quả cao
- 24-34: Có nhu cầu
- Còn độc thân
- Đã tốt nghiệp đại học
- Sở thích: Tiền, Makeup, Shopping, Chocolate, Dancing,…
- Quan tâm: Giải trí, sở thích và hoạt động,…
[/wc_box]
Lời kết
Đây là một bài chia sẻ, và có thể chưa đáp ứng được kỳ vọng của bạn, nhưng bạn yên tâm là khi bạn hiểu nó, bạn sẽ làm tốt hơn thế này rất nhiều. Dành thời gian và quyết tâm để đọc & học là rất tốt, những sẽ còn tốt hơn nữa nếu bạn dành thời gian thực hành & làm về nó.
Quy trình này mình thường gọi là Research ngược, hoặc là Research Facebook Marketing. Việc áp dụng quy trình này sẽ giúp bạn target và research được đối tượng cũng như thị trường mục tiêu một cách chuẩn xác nhất.
Nguồn sưu tầm
By Anh ròm
Mời bạn để lại bình luận về dịch vụ của Đà Nẵng Web.